POLYP TÚI MẬT KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ?
Polyp túi mật là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Vậy khi xác định polyp túi mật cần điều trị như thế nào?
Polyp túi mật là gì?
Polyp túi mật là thuật ngữ chuyên môn y học để mô tả các hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật. Các hình thái tổ chức có bản chất cấu trúc khác nhau, có thể là lành tính (không phải ung thư) hoặc không lành tính (ung thư).
Polyp túi mật lành tính chiếm khoảng 92% các trường hợp, gồm có hai loại: u thật như adenome (u tuyến), leiomyome (u cơ), lipome (u mỡ)... u giả như cholesterol polyp (u cholesterol), andenomyomatosis (u cơ tuyến), viêm giả u...
Polyp túi mật ác tính chiếm khoảng 8%, gồm có adenocarcinome (ung thư tuyến), mealanome (u sắc tố), di căn ung thư...
Polyp túi mật có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu 92% polyp túi mật có bản chất lành tính, hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với polyp túi mật nên phần lớn người bệnh không cần đến can thiệp gì. Mặt khác, túi mật là một cấu trúc của hệ thống đường dẫn mật, có vai trò tham gia điều hòa bài tiết mật và tiêu hóa thức ăn, do đó, hoàn toàn không thể tùy ý thực hiện cắt bỏ khi chưa có chỉ định đúng đắn.
Khi nào polyp túi mật cần điều trị?
Do không thể có một thăm dò nào chẩn đoán chính xác bản chất của polyp túi mật nếu chưa có can thiệp phẫu thuật, vì vậy các bác sĩ đã thống nhất một phác đồ xử trí đối với trường hợp polyp túi mật như sau:
Nếu nghi ngờ polyp túi mật phát hiện qua siêu âm mà bệnh nhân không có triệu chứng như đau sốt... thì nên kiểm tra lại sau 6 tháng hay 1 năm để khẳng định.
Nếu sau thời gian đó, khi bệnh nhân đi siêu âm lại mà không còn hình ảnh của polyp túi mật thì không cần phải xử trí gì. Trường hợp hình ảnh polyp rõ, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm, hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau sốt tái phát nên chỉ định phẫu thuật sớm.
Ngày nay với sự phát triển phẫu thuật nội soi, cắt túi mật nội soi là tiêu chuẩn vàng để điều trị sỏi hoặc polyp túi mật, là phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng nếu phẫu thuật viên có kinh nghiệm.
Với loại polyp giả, chỉ cần áp dụng chế độ ăn giảm chất béo, hạn chế ăn mỡ, lòng động vật, tôm, thịt đỏ (thịt chó, bò, trâu). Trường hợp đã cắt bỏ túi mật cần lưu ý thực hiện chế độ ăn uống dễ tiêu hóa và nên khám bệnh định kỳ để được theo dõi cẩn thận.
Các tin khác
- VÌ SAO CẦN TIÊM VITAMIN K SAU SINH CHO TRẺ? (02/12/2019)
- NHỮNG VIỆC CẦN TRÁNH KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT (27/11/2019)
- KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (26/11/2019)
- KHÁM PHỤ KHOA GỒM KHÁM NHỮNG GÌ? (25/11/2019)
- TẠI SAO BÀ BẦU NÊN THAM GIA LỚP HỌC TIỀN SẢN? (20/11/2019)
- THAI GIÁO NÊN BẮT ĐẦU TỪ KHI NÀO ĐỂ CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NHẤT? (20/11/2019)
- NHỮNG BIẾN CHỨNG SỎI NIỆU QUẢN GÂY RA (20/11/2019)
- NỘI SOI DẠ DÀY GÂY MÊ - CÓ NÊN HAY KHÔNG? (18/11/2019)
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRĨ VÀ ĐỊA CHỈ CẮT TRĨ UY TÍN TẠI HÀ NỘI (17/11/2019)
- CẢNH GIÁC VỚI DỊ DẠNG MẠCH MÁU NÃO Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI (14/11/2019)