THAI GIÁO NÊN BẮT ĐẦU TỪ KHI NÀO ĐỂ CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NHẤT?
Thai giáo không chỉ giúp bé thông minh hơn, mà còn hoàn thiện nhân cách và tình cảm của bé, giúp bé phát triển nhiều kĩ năng quan trọng. Nhưng câu hỏi mà nhiều bà mẹ đặt ra đó là nên thai giáo cho con từ tháng thứ mấy?
Thai giáo là gì?
Thai giáo là phương pháp khoa học dạy con thông minh ngay từ trong bụng mẹ, tác động tới thai nhi thông qua 5 giác quan: MẮT - MŨI - TAI - MIỆNG - XÚC CẢM tương ứng với từng giai đoạn phát triển của thai kì. Giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, cho con một khởi đầu vượt trội.
Nên bắt đầu thai giáo từ tuần thứ bao nhiêu?
Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã có thể phát triển nhiều giác quan, học ngôn ngữ thậm chí tập ghi nhớ. Khoảng tuần thứ 18 của thai kì, bé bắt đầu nghe được những âm thanh của cơ thể mẹ, như tiếng tim đập, tiếng dạ dày hoạt động. Đến tuần thứ 26, bé có thể phản ứng với tiếng ồn cả bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ, mẹ có thể dỗ dành bé với giọng nói của mình. Ở trong tử cung, bé sẽ nghe âm thanh nhỏ chỉ bằng một nửa âm lượng chúng ta nghe thấy. Tuy nhiên, em bé vẫn có thể giật mình và khóc nếu nghe tiếng ồn lớn đột ngột.
Với những mốc phát triển này của bé, có lẽ bố mẹ cũng đã trả lời được câu hỏi nên thai giao cho con từ tháng thứ mấy. Khoảng từ tuần thứ 18 của thai kì, bố mẹ có thể bắt đầu thai giáo cho con bằng những hoạt động đơn giản như cho bé nghe nhạc hay xoa bụng. Kích thích thính giác cho bé vô cùng có ích kể từ tuần 20 (khi thính giác của bé đã phát triển đầy đủ). Và đến khoảng 28 tuần tuổi, mẹ có thể kích thích xúc giác của bé.
Các phương pháp thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ
Thai giáo bằng thính giác
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bé đã phát triển đầy đủ các bộ phận, tai cũng phát triển tốt hơn. Vì vậy, bất cứ hoạt động nào của mẹ, từ đọc sách, nghe nhạc... đều có những ảnh hưởng nhất định đến bé, mà cụ thể là thính giác.
Vì vậy, khi thai kỳ ở tháng thứ 4 mẹ có thể bắt đầu thai giáo cho con bằng cách mở những bản nhạc thú vị cho bé nghe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mở nhạc cho thai nhi nghe đúng lúc, đủ lượng sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển trí não của trẻ. Những giai điệu du dương, êm ái có tác dụng nhất định đến trí thông minh của trẻ nhỏ ngay khi còn trong bụng mẹ.
Thai giáo bằng thị giác
Thai giáo thị giác hay còn gọi là phương pháp thai giáo bằng ánh sáng (mẹ có thể hình dung đây như một trò chơi tương tác giữa cha mẹ và bé). Từ tuần thứ 18 của thai kỳ bé mới có thể cảm nhận được ánh sáng và tới tuần 28 mắt mới bắt đầu mở. Mẹ không thể đẩy nhanh quá trình phát triển của thị giác của trẻ nên chỉ có thể áp dụng phương pháp này từ tam cá nguyệt thứ 3.
Khi thực hiện phương pháp thai giáo cho con bằng thị giác mẹ nên tránh sử dụng những loại ánh sáng mạnh. Mẹ có thể chọn lựa một chiếc đèn pin có độ sáng thật dịu nhẹ. Tiếp đến, di chuyển đèn dọc theo bụng, tốc độ chậm rãi và chờ xem phản ứng của bé. Mỗi lần chiếu sáng thường kéo dài khoảng 5 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần.
Thai giáo bằng xúc giác
Massage chính là cách phổ biến nhất để mẹ thực hành thai giáo bằng xúc giác. Mẹ lưu ý, khi thực thai giáo bằng xúc giác, những động tác massage mẹ cần phải làm đúng kỹ thuật chứ không phải kiểu giao tiếp có hại cho con như dùng tay xoa trực tiếp nhiều lần vào bụng bầu vì có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung, dọa sinh non hoặc sảy thai.
Khi mẹ thực hiện việc “giao tiếp” với thai nhi thông qua cơ thể sẽ giúp bé có những phản ứng đáp lại, chẳng hạn như duỗi cánh tay, đạp chân, chuyển động...
Phương pháp thai giáo dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng và khoa học của mẹ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không nên kiêng khem quá mức. Không nên ăn quá no mà chia thành các bữa nhỏ trong ngày. Nhớ ngủ đủ giấc và thường xuyên vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
Như vậy, việc hiểu đúng về thai giáo cũng như biết được các phương pháp thai giáo sẽ giúp cho bé phát triển mạnh khỏe và tích cực hơn. Đây chính là mong muốn của bất kỳ bậc cha mẹ nào dành cho thiên thần nhỏ của mình. Và đó cũng chính là trách nhiệm và sứ mệnh của Bệnh viện ĐKQT Thiên Đức để đồng hành giúp mẹ có một “thai kỳ hạnh phúc”, bé yêu chào đời khỏe mạnh.
Các tin khác
- TẠI SAO BÀ BẦU NÊN THAM GIA LỚP HỌC TIỀN SẢN? (20/11/2019)
- NỘI SOI DẠ DÀY GÂY MÊ - CÓ NÊN HAY KHÔNG? (18/11/2019)
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRĨ VÀ ĐỊA CHỈ CẮT TRĨ UY TÍN TẠI HÀ NỘI (17/11/2019)
- CẢNH GIÁC VỚI DỊ DẠNG MẠCH MÁU NÃO Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI (14/11/2019)
- LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE KHỎI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ? (13/11/2019)
- PHẪU THUẬT NỘI SOI TREO VI PHẪU CẮT HẠT XƠ DÂY THANH (12/11/2019)
- PHÁT HIỆN U XƯƠNG CỘT SỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ CT SCANNER 128 LỚP (12/11/2019)
- U TUYẾN GIÁP LÀNH TÍNH HAY ÁC TÍNH? (11/11/2019)
- ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN SAU SINH NHƯ THẾ NÀO? (10/11/2019)
- PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC CÓ GÌ? (07/11/2019)