NGUYÊN NHÂN LOÉT DẠ DÀY Ở TRẺ EM?
Hiện nay số tỷ lệ trẻ em bị viêm loét dạ dày ngày càng tăng lên do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em và biện pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ là như thế nào?
Nguyên nhân viêm loét dạ dày ở trẻ em
Viêm dạ dày và bệnh lý loét đường tiêu hóa có thể được chia thành hai nhóm tiên phát và thứ phát. Hầu hết viêm dạ dày nguyên phát được biết do nhiễm helicobacter pylori (HP).
Viêm loét dạ dày thứ phát có thể ở dạ dày hay tá tràng và do các bệnh nguyên như: stress thuốc (aspirin, kháng viêm không steroids, corticoides...), choáng, suy thận, nhiễm trùng... Helicobacter pylori là xoắn khuẩn có roi gram-âm, tìm thấy trong và bên dưới lớp niêm của thượng bì dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày trẻ em thường xảy ra ở các nước đang phát triển và có mối liên quan với tình trạng kinh tế xã hội thấp, nguồn nước bị ô nhiễm, văn hóa thấp, tập quán nhai cơm, cho trẻ ăn cơm sớm (trước 2 tuổi), mớm cơm cho trẻ đều dẫn đến lây truyền giữa các thành viên trong gia đình.
Các yếu tố như chế độ ăn uống không khoa học (ăn nhiều các thức ăn nhanh, ăn không đủ bữa, đúng giờ, vừa ăn vừa xem tivi,…) hay trẻ bị stress do áp lực học tập, hoàn cảnh sống cũng có thể gây viêm loét dạ dày nhưng chủ yếu là viêm nhẹ.
Triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ em
- Biểu hiện biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa với ói máu hay tiêu phân đen; hẹp môn vị với ói tái diễn, đôi khi ói máu hoặc thủng. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây thiếu máu. Có thể biểu hiện suy dinh dưỡng.
- Triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng tái diễn và nôn ói, đau vùng thượng vị hay quanh rốn, đau sau ăn, đau nửa đêm. Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau ăn. Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị.
Cách điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ em
Để điều trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa. Thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán và can thiệp bằng phương pháp nội soi.
Dựa vào kết quả để đưa ra phác đồ và đơn thuốc chữa bệnh thích hợp, theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhi cho đến khi các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm và khỏi bệnh.
Bên cạnh đó cần kiểm soát tốt chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ và cả các hoạt động tinh thần của con. Tránh để cho bé bị căng thẳng về mặt tinh thần như lo lắng, kích động, tổn thương. Chế độ ăn uống cũng cần phải kiểm soát thật tốt như: hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, không nên cho trẻ uống các đồ uống gây kích thích như cafe, bia, nước ngọt có ga,… Khuyên trẻ khi ăn nên ăn chậm nhai kỹ; không nên vừa ăn vừa xem tivi, nghịch điện thoại.
Phòng ngừa viêm loét dạ dày ở trẻ em
- Tắm rửa mỗi ngày, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Đặc biệt phụ huynh nên rửa thật sạch tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Bởi việc chia sẻ đồ dùng cá nhân hay dùng chung đồ với người khác sẽ làm tăng nguy cơ lây lan rất nhiều bệnh tật. Trong đó có bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày ruột do nhiễm vi khuẩn Hp.
- Không để trẻ nghịch ngợm, vui chơi ở những nơi có rác bẩn. Bởi đây là môi trường ẩn chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh. Khi tiếp xúc, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
- Mẹ cần loại bỏ thói quen nhai thức ăn và mớm cho trẻ.
- Luôn đảm bảo lượng thức ăn mà trẻ dung nạp vào cơ thể đã được nấu chín kỹ, vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn đồ sống.
- Nước uống mà trẻ sử dụng phải được đun sôi để nguội. Điều này sẽ giúp bạn loại trừ những tác nhân gây bệnh nếu có.
- Hạn chế cho trẻ ăn những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều chất béo, thức uống có ga, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có vị chua… Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày và phát sinh cơn đau.
- Chú ý cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi điều này sẽ giúp quá trình phát triển trí não và cơ thể của trẻ được đảm bảo, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, làm giảm nguy cơ đau dày, viêm loét dạ dày và nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khác.
Nếu ba mẹ có thắc mắc cần tư vấn về nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ, hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Bệnh viện Thiên Đức chỉ cần liên hệ 1900 969638hoặc hotline024 2214 7777 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.
Các tin khác
- VIÊM AMIDAN QUÁ PHÁT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (10/09/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RĂNG KHÔNG? (09/09/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NỘI SOI TAI MŨI HỌNG (08/09/2020)
- VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (07/09/2020)
- THIÊN ĐỨC KIỂM TRA SỨC KHỎE CHO KHÁCH HÀNG KHI MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ (06/09/2020)
- THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG, CỘT SỐNG CỔ CHỚ COI THƯỜNG (04/09/2020)
- LONGO - PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRĨ KHÔNG ĐAU (26/08/2020)
- THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG CHỚ COI THƯỜNG (25/08/2020)
- VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (24/08/2020)
- TRƯỜNG HỢP NÀO CHỤP XQUANG TỬ CUNG VÒI TRỨNG? (23/08/2020)