THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG CHỚ COI THƯỜNG
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm và điều trị tích cực chính là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hoá cột sống thắt lưng là một bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. Những thay đổi này khiến người bệnh đau, hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.
Theo viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ có hơn 85% những người trên 60 tuổi đều bị thoái hóa đốt sống cổ.
Thoái hoá cột sống thắt lưng diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống:
Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.
Thoái hoá cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới.
Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra (Multilevel spondylosis) ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống.
Tác động của bệnh thoái hóa cột sống khác nhau giữa các cá nhân, nhưng chúng thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Nguyên nhân nguyên phát
Quá trình lão hóa của cơ thể là quy luật không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác càng tăng, cấu trúc cột sống bị hư hại trầm trọng: đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa, các mô sụn bị hao mòn…
Quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của mỗi người. Có người bị thoái hóa từ rất sớm khi mới 30 -35 tuổi, nhưng có người đến 50, 60 tuổi xương khớp vẫn chắc khỏe.
Nguyên nhân thứ phát
- Chấn thương cột sống do té ngã, tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Thừa cân, béo phì gia tăng áp lực lớn lên cột sống khiến cột sống nhanh bị thoái hóa.
- Làm việc văn phòng hoặc lao động nặng nhọc với tư thế sai khiến cột sống mất đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học thiếu Canxi, Magie, nhiều dầu mỡ,…
- Tập luyện thể dục, thể thao quá sức khoặc không đúng phương pháp.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
Yếu ở tay hoặc chân
Sự phối hợp giữa tay và chân kém
Co thắt cơ bắp và đau
Đau đầu
Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
Các biện pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Để chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ sẽ khám các triệu chứng hiện có của người bệnh và thực hiện một số xét nghiệm sau:
Chụp X-quang tư thế thẳng và nghiêng để phát hiện các cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống.
Chụp cộng hưởng từ
Biện pháp điều trị bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng
Để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, hầu hết các trường hợp bệnh thoái hoá cột sống chỉ nhẹ, thỉnh thoảng cứng và đau và không cần điều trị.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Nếu bị đau người bệnh có thể thử như sau:
Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp ích.
Thực hiện hoạt động thể chất: Tập thể dục tác động mức độ nhẹ như bơi lội hoặc đi bộ, có thể giúp duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh cơ bắp hỗ trợ cột sống.
Cải thiện tư thế ngồi, đi và đứng
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn người bệnh thực hiện các bệnh tập tại nhà
Nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau
Phương pháp điều trị thay thế
Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị sau để kiểm soát và giảm các triệu chứng của bệnh như:
Châm cứu
Nắn chỉnh cột sống
xoa bóp
Điều trị bằng siêu âm
Kích thích điện
Điều trị bằng thuốc
Nếu đau nhiều hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định:
Thuốc giảm đau kê đơn
Thuốc giãn cơ, để giảm co thắt
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng có tác dụng phụ, vì vậy bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế sử dụng.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh có các triệu chứng nặng và kéo dài mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Hoặc trong các trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, và nếu tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không phẫu thuật kịp thời.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bệnh viện Thiên Đức chuyên điều trị các bệnh về cơ xương khớp bằng Đông y và cả Tây y. Phòng khám với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao cùng dịch vụ chất lượng với mong muốn đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho mọi người.
Các tin khác
- VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (24/08/2020)
- TRƯỜNG HỢP NÀO CHỤP XQUANG TỬ CUNG VÒI TRỨNG? (23/08/2020)
- ĐIỀU TRỊ HẠT XƠ DÂY THANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI (20/08/2020)
- KHI NÀO NÊN THỰC HIỆN SIÊU ÂM DOPPLE TIM? (19/08/2020)
- KHI NÀO CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI) KHỚP GỐI (18/08/2020)
- VIÊM HỌNG DO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (17/08/2020)
- HẠT XƠ DÂY THANH: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (16/08/2020)
- TĂNG CƯỜNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG 4-5-1 VÀO BỮA ĂN HÀNG NGÀY ĐỂ PHÒNG CHỐNG COVID-19 (13/08/2020)
- LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG CHO TRẺ DƯỚI 2 TUỔI TRONG MÙA DỊCH COVID 19 (12/08/2020)
- TÁC HẠI ĐÁNG SỢ CỦA VIỆC KÉO KHẨU TRANG XUỐNG CẰM RỒI LẠI KÉO LÊN (10/08/2020)