NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RĂNG KHÔNG?
Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng cối thứ 3, thường mọc cuối cùng ở mỗi hàm. Thời gian răng khôn mọc có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm mới mọc hết.
Đau răng khôn là gì?
Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 16-30 tuổi.
Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.
Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu…
Răng khôn có tác dụng gì?
Thực chất những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ.
Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.
Răng khôn mọc còn có thể gây nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn.
Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.
Có nên nhổ răng khôn không?
Răng khôn mọc lệch có thể để lại những biến chứng khó lường vì vậy việc nhổ răng khôn là hoàn toàn cần thiết trong các trường hợp dưới đây:
- Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.
- Răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên thực hiện nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
- Trường hợp răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp khiến răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện tạo thành bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh khiến thức ăn bị mắc gây nguy cơ viêm nhiễm hoặc lở loét nướu hàm đối diện.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh cũng là trường hợp nên thực hiện nhổ răng khôn.
- Ngoài ra chúng ta cần phải nhổ răng khôn khi răng khôn bị sâu hoặc có bệnh nha chu.
- Một số trường hợp khác như nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng được chỉ định nhổ bỏ.
Khi nào không nên nhổ răng khôn?
Mặc dù răng khôn có thể mọc lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều phải nhổ răng khôn. Dưới đây là 1 số trường hợp không nên thực hiện nhổ răng khôn.
- Khi răng khôn mọc thẳng hoàn toàn bình thường không gây biến chứng hoặc không có nguy cơ ảnh hưởng đến cả hàm hoặc sức khỏe thì không cần nhổ bỏ chỉ cần lưu ý vệ sinh và làm sạch đúng cách.
- Những người có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu… cũng không nên thực hiện nhổ răng khôn.
- Trường hợp răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.
Nhổ răng khôn mọc lệch có nguy hiểm không?
Tất cả độ khó dễ của quá trình nhổ răng phụ thuộc vào vị trí và hình dạng của chân răng. Bác sĩ sẽ cho biết mức độ khó dễ sau khi chụp X quang. Răng khôn hàm trên thường dễ nhổ hơn răng khôn hàm dưới. Sau khi nhổ răng khôn, miệng sẽ bị sưng trong một vài ngày nhưng vùng nhổ răng sẽ sớm lành thương và sẽ không có gì khác với khuôn mặt trước kia. Để giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng thì bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chuyên môn cao đóng vai trò quyết định trong việc thành công của một ca nhổ răng khôn.
Răng khôn được nhổ bỏ như thế nào?
Chức năng của răng khôn không rõ ràng mà còn đem lại nhiều phiền toái. Theo các bác sĩ nha khoa, khi răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh thì nên nhổ bỏ.
Khi được chỉ định phải nhỏ bổ răng khôn, các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ để gây tê, đảm bảo cho quá trình nhổ răng không gây đau nhức. Sau khi nhổ răng, để hạn chế việc chảy máu bạn cần cắn nhẹ bông gòn trong khoảng thời gian từ 30 – 45 phút.
Tình trạng đau hoặc sưng tấy có thể xảy ra nhưng thường sẽ hết trong một vài ngày; tuy nhiên, bạn nên gọi cho nha sĩ nếu tình trạng đau nhức, sưng tấy, chảy máu hoặc sốt kéo dài.
Các chuyên gia nha khoa cho biết, nhổ bỏ răng khôn do răng mọc lệch hoặc xô nhau sẽ không ảnh hưởng đến khớp cắn hoặc sức khỏe răng miệng trong tương lai.
Ngay khi thấy dấu hiệu đau nhức răng, mọi người nên tìm đến cơ sở y tế uy tín đến được thăm khám và tư vấn hiệu quả. Để xử lý triệt để các vấn đề về răng miệng hoặc nhổ răng khôn an toàn, không gây biến chứng với bác sĩ nha khoa giỏi tại Bệnh viện Thiên Đức, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 969638 hoặc Hotline 024 2214 7777
Các tin khác
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NỘI SOI TAI MŨI HỌNG (08/09/2020)
- VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (07/09/2020)
- THIÊN ĐỨC KIỂM TRA SỨC KHỎE CHO KHÁCH HÀNG KHI MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ (06/09/2020)
- THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG, CỘT SỐNG CỔ CHỚ COI THƯỜNG (04/09/2020)
- LONGO - PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRĨ KHÔNG ĐAU (26/08/2020)
- THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG CHỚ COI THƯỜNG (25/08/2020)
- VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (24/08/2020)
- TRƯỜNG HỢP NÀO CHỤP XQUANG TỬ CUNG VÒI TRỨNG? (23/08/2020)
- ĐIỀU TRỊ HẠT XƠ DÂY THANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI (20/08/2020)
- KHI NÀO NÊN THỰC HIỆN SIÊU ÂM DOPPLE TIM? (19/08/2020)