ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ TẮC TIA SỮA THEO PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN
Tắc tia sữa là hiện tượng sữa vẫn tiết ra bình thường nhưng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc. Do vậy sữa không chảy ra được. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Tìm hiểu về tắc tia sữa
Tắc tia sữa là hiện tượng tuyến sữa vẫn tiết ra sữa bình thường nhưng ống dẫn sữa bị hẹp lại hoặc ứ tắc khiến sữa thông thể thoát ra ngoài đầu vú được. Trong khi đó mẹ vẫn tiếp tục tiết sữa, khiến cho bầu vú căng lên, tình trạng bị tắc sữa lại càng nghiêm trọng.
Tắc sữa có thể xảy ra ở một bên ngực (tắc sữa một bên hay tắc tia sữa cục bộ) hoặc cả hai bên ngực. Dù là trong trường hợp nào thì tắc sữa cùng cần được chữa trị càng sớm càng tốt.
Tắc sữa theo y học cổ truyền được cho là nằm trong chứng Nhũ Ung, hay còn có nhiều tên gọi khác là Suy Nhũ, Lên Cái Vú, Đố Nhũ, Nội Suy, Ngoại suy, Nãi Tiết với triệu chứng điển hình là sưng tức bầu vú, sốt cao hoặc có mủ ở vú.
Dấu hiệu nhận biết tắc sữa sớm ở mẹ sau sinh
Tắc tia sữa có thể diễn biến từ từ hoặc xảy ra khá đột ngột, song mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng này nhờ vào một số biểu hiện bị tắc tia sữa sau đây:
– Một buổi sáng thức dậy mẹ bỗng thấy cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, hơi sốt, nhưng dấu hiệu này cũng không chắc chắn rằng mẹ bị tắc sữa.
– Bầu ngực hơi căng và hơi tức một chút, cho con bú thấy sữa ra ít, con bú chưa no đã nhả ti mẹ, nhưng bầu vú vẫn căng, chưa bị xẹp. Đây là dấu hiệu khá rõ rệt giúp mẹ phát hiện mình tắc tia sữa.
– Khi bị tắc tia sữa ở mức độ trầm trọng hơn, mẹ bắt đầu cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức ở hai bầu ngực, tắc sữa lúc này gây sốt và có thể đau lan đến nách hoặc tắc sữa có hạch ở nách.
– Ống dẫn sữa bị bít kín, sữa đông thành các cục nhỏ trong bầu ngực mà mẹ có thể cảm nhận được bằng tay, con bú không còn thấy ra sữa, dùng máy hút hoặc tay nặn cũng cho kết quả tương tự.
– Cơ thể người mẹ sốt cao, mệt mỏi, đầu vú ửng đỏ, sưng.
– Nếu không được chữa trị, người mẹ chuyển sang giai đoạn tắc tia sữa có mủ.
Điều trị tắc tia sữa
Ngày nay, tỷ lệ tắc tia sữa của các bà mẹ ngày càng tăng cao một phần do tỷ lệ các mẹ sinh mổ ngày càng tăng cao, mẹ cai sữa sớm cho con, căng thẳng tâm lý trong quá trình nuôi con...
Việc điều trị sớm tắc tia sữa có thể phòng tránh được những biến chứng xấu như viêm tuyến vú, áp xe vú, hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tắc tia sữa nhưng chưa có một phương pháp nào đem lại hiệu quả tốt nhất cho sản phụ. Vẫn có những trường hợp tắc tia sữa điều trị không cải thiện dẫn tới viêm, áp – xe tuyến vú. Nhiều sản phụ đã phải chích rạch để giải phóng sữa ứ đọng hoặc uống thuốc để giảm bớt tiết sữa. Đó là một trong những điều mà họ không hề mong muốn.
Phương pháp điều trị vật lý tắc tia sữa bao gồm: sóng siêu âm đa tần số kết hợp với chiếu tia hồng ngoại, đắp parafin và dòng điện xung là một áp dụng rất thành công cho các bà mẹ không may bị tắc tia sữa đang được triển khai tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Thiên Đức.
Điều trị tắc tia sữa bằng sóng siêu âm đa tần số kết hợp với dòng điện xung
Phương pháp mới điều trị tắc tia sữa là sử dụng sóng siêu âm đa tần số kết hợp với dòng điện xung rất nhẹ nhàng và không gây đau. Mỗi lần thực hiện trung bình 30 phút, điều trị 2 đến 3 lần là có hiệu quả. Điều đặc biệt của sóng siêu âm đa tần số là khả năng làm tan nhanh sữa đông kết, lỏng độ đặc quánh của sữa, giãn nở ngay cả chỗ ống dẫn sữa bị tắc nằm sâu; Do đó tuyến sữa được khai thông nhanh chóng. Không những thế, vùng bị tắc giảm đau và giảm sưng, mô tuyến vú mềm và kích thích sự phóng sữa ra ngoài. Sau khi điều trị, tia sữa hết tắc nên việc cho bé bú hay hút sữa rất dễ dàng.
Đắp parafin và chiếu đèn hồng ngoại điều trị tắc tia sữa
Với sự phát triển của y học, chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu thông qua đèn hồng ngoại và đắp Parafin đã và đang được dùng khá phổ biến.
Tia hồng ngoại và sức nóng của Parafin có tác dụng làm tăng nhiệt độ trên da, đánh tan các cục sữa vón cục trong bầu ngực, đồng thời giảm đau, giãn mạch và giãn cơ.
Sử dụng đèn hồng ngoại kết hợp đắp Parafin chữa tắc tia sữa cấp tính 2 lần/này, mỗi lần 10 – 15 phút. Đối với trường hợp tắc sữa mạn tính, tái phát nhiều lần sẽ điều trị 1 lần/ngày, mỗi lần 15 – 20 phút.
Phòng chẩn trị Y học cổ truyền - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức với các phương pháp chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu hiệu quả đã là địa chỉ uy tín của nhiều bà mẹ bị tắc tia sữa sau sinh. Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chu đáo tận tình nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất khang trang tiện nghi, tắc tia sữa không còn là nỗi lo của các mẹ sau sinh nữa.
Các tin khác
- POLYP TÚI MẬT KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ? (03/12/2019)
- VÌ SAO CẦN TIÊM VITAMIN K SAU SINH CHO TRẺ? (02/12/2019)
- NHỮNG VIỆC CẦN TRÁNH KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT (27/11/2019)
- KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (26/11/2019)
- KHÁM PHỤ KHOA GỒM KHÁM NHỮNG GÌ? (25/11/2019)
- TẠI SAO BÀ BẦU NÊN THAM GIA LỚP HỌC TIỀN SẢN? (20/11/2019)
- THAI GIÁO NÊN BẮT ĐẦU TỪ KHI NÀO ĐỂ CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NHẤT? (20/11/2019)
- NHỮNG BIẾN CHỨNG SỎI NIỆU QUẢN GÂY RA (20/11/2019)
- NỘI SOI DẠ DÀY GÂY MÊ - CÓ NÊN HAY KHÔNG? (18/11/2019)
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRĨ VÀ ĐỊA CHỈ CẮT TRĨ UY TÍN TẠI HÀ NỘI (17/11/2019)