DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ DẠ DÀY CẦN PHẢI GHI NHỚ
Thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy tỷ lệ người bị ung thư dạ dày đang ngày càng gia tăng. Điều đáng nói là bệnh diễn tiến âm thầm, ít khi thể hiện dấu hiệu đặc trưng nên nhiều người chủ quan, phát hiện bệnh muộn.
1. Ung thư dạ dày là bệnh gì, nguyên nhân dẫn đến bệnh là do đâu ?
Thế nào là ung thư dạ dày ?
Ung thư dạ dày là tình trạng đột biến và tăng sinh không kiểm soát của các tế bào mang cấu trúc của tế bào dạ dày.khi xảy ra hiện tượng ấy các tế bào này sẽ nhanh chóng xâm lấn tới các mô lân cận hoặc đi xa hơn đe dọa trưc tiếp đến sự sống của người bệnh . Ung thư dạ dày càng được phát hiện và điều trị sớm tỷ lệ sống càng cao.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần lưu ý gồm:
- Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
- Sưng bụng, đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn.
- Ợ nóng.
- Sụt cân nhanh chóng.
- Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân
- Chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
- Nôn ra máu.
2. Các nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày
Các tổn thương tiền ung thư: Teo niêm mạc dạ dày; tế bào ở niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gây viêm loét dạ dày và phá hủy niêm mạc dạ dày, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Béo phì: Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường, nhất là ung thư phần tâm vị.
Di truyền: Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%. Ngoài ra, sự đột biến di truyền của E - cadherin gen (CDH1) hay mắc phải các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp cũng liên quan đến ung thư dạ dày.
Nhóm máu: Người có nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn so với các nhóm máu O, B, AB.
Phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, nhất là khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật.
Tuổi tác: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày càng cao, nhất là sau tuổi 50.
Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới.
.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc cao ung thư dại dày
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, gồm:
- Chế độ ăn uống nhiều muối như các loại thịt cá ướp muối, thịt hun khói, rau dưa muối, thịt nướng...
- Ăn thức ăn nấm mốc, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
- Mắc bệnh thiếu máu ác tính.
- Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.
- Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).
- Bị viêm dạ dày lâu năm.
4. Phòng bệnh ung thư dạ dày
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và không sử dụng các chất kích thích.
- Nếu mắc phải các bệnh về dạ dày, cần thăm khám sớm và điều trị triệt để.
- Khám và chữa trị tốt các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày.
Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ, nhất là sau 50 tuổi là cách dự phòng bệnh tốt nhất. Hiện nay, Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thiên Đức cung cấp gói tầm soát ung thư , giúp phát hiện các nguy cơ gây ung thư sớm nhất.
Mọi thắc mắc có liên quan đến bệnh lý này, trong mọi thời điểm bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 969 638 - 024 2214 7777. Chuyên viên y tế của Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thiên Đức luôn sẵn lòng giải đáp và hướng dẫn để bạn biết cách xử trí nhanh chóng, đảm bảo mức an toàn cao nhất cho sức khỏe.
Các tin khác
- ĐAU THƯỢNG VỊ VỀ ĐÊM - CÁCH XỬ LÝ VÀ PHÒNG NGỪA (22/04/2022)
- NỔI HẠCH Ở NÁCH - VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CẦN CHÚ Ý (19/04/2022)
- ĐỘT QUỴ NÃO: CẦN XỬ TRÍ SỚM VÀ ĐÚNG CÁCH (15/04/2022)
- CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH GIAO MÙA XUÂN HÈ CHO TRẺ (11/04/2022)
- XƠ DÂY THANH QUẢN ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁCH NÀO HIỆU QUẢ? (06/04/2022)
- BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THIÊN ĐỨC TRIỂN KHAI GÓI KHÁM SỨC KHỎE HẬU COVID - 19 (05/04/2022)
- DINH DƯỠNG PHỤC HỒI SAU KHI KHỎI COVID - 19 (01/04/2022)
- DI CHỨNG HẬU COVID KÉO DÀI BAO LÂU? (25/03/2022)
- KHÓ THỞ, HỤT HƠI HẬU COVID, KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM? (17/03/2022)
- CÁCH KHẮC PHỤC MẤT NGỦ, KHÓ NGỦ DO HẬU COVID (10/03/2022)