CÁCH KHẮC PHỤC MẤT NGỦ, KHÓ NGỦ DO HẬU COVID
Tâm lý căng thẳng kéo dài khi mắc bệnh, sự tấn công của virus gây tổn thương hệ thần kinh trung ương khiến nhiều F0 khỏi bệnh gặp các vấn đề về tâm thần kinh trong đó có mất ngủ nhiều người gặp nhất
Hội chứng hậu Covid là gì?
Được biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu Covid -19, công bố vào tháng 10/2021. Hội chứng này thường xảy ra ở những người nhiễm virus SARS-CoV-2 được 3 tháng, với các triệu chứng xuất hiện và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không có bất kỳ chẩn đoán thay thế nào có thể giải thích được.
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới thì có khoảng 10 - 20% bị ảnh hưởng lâu dài bởi hội chứng hậu Covid. Khi sức khỏe suy giảm sẽ tác động nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng công việc. Đồng thời tinh thần người bệnh cũng trở nên sa sút, không ổn định vì lo lắng quá mức.
Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ hậu Covid do có cảm giác lo lắng, cô đơn, thậm chí trầm cảm. Đặc biệt với những người mất đi người thân hoặc người thân sau khi khỏi Covid lại gặp di chứng nặng gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đo là nỗi sợ hãi vì tác động của bệnh, lo lắng về tương lai, khó khăn kinh tế… khiến nhiều người gặp stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân…
Vì sao hậu COVID-19 gây mất ngủ?
Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi COVID-19. Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nên càng ngày càng có nhiều người than phiền mất ngủ.
Khoảng 40% dân số bị mất ngủ trong thời gian đại dịch, trong khi tỉ lệ này trước đây là 24%. Thói quen ngủ của chúng ta cũng thay đổi trong thời đại COVID-19, liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý hoặc chính COVID-19 gây ra.
Người sau khi khỏi bệnh nếu gặp di chứng có thể cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ trong đó có mất ngủ. Nếu dùng thuốc ngủ nhiều có thể gây nghiện thuốc dẫn đến mất ngủ trầm trọng thêm.
Biện pháp đối phó với tình trạng mất ngủ
- Duy trì một lịch trình sinh hoạt khoa học, nhất quán, cụ thể cố gắng ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm, và cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.
- Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và dành ít thời gian hơn cho tin tức và mạng xã hội trước khi đi ngủ. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
Giữ môi trường ngủ an lành, với một căn phòng mát mẻ, yên tĩnh và tối. Cất đồ điện tử xa tầm tay và nên thư giãn bằng bồn tắm hoặc vòi hoa sen nước ấm, đọc sách hoặc thiền 30 phút trước khi đi ngủ.
Nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Người khỏi bệnh nên bắt đầu chế độ ăn hậu Covid bằng việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.
Nếu tình trạng khó ngủ vẫn tiếp diễn, hãy nên sớm tới cơ sở y tế để khám và nhận tư vấn tình trạng sức khỏe. Hầu hết các vấn đề rối loạn về giấc ngủ đều đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức áp dụng điều trị chứng mất ngủ.
Các tin khác
- KHÁM SỨC KHỎE HẬU COVID CÓ QUAN TRỌNG? (18/02/2022)
- KHÁM SỨC KHỎE NGÀY TẾT CẦN LƯU Ý GÌ? (20/01/2022)
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ POLYP MŨI (05/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN (24/12/2021)
- VÌ SAO CẦN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM? (13/12/2021)
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID - 19 TẠI NHÀ (08/12/2021)
- TÁN SỎI NGƯỢC DÒNG BẰNG LASER: BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU (07/12/2021)
- SỰ KHÁC NHAU GIỮA BIẾN THỂ DELTA VÀ BIẾN THỂ OMICRON (06/12/2021)