KHÓ THỞ, HỤT HƠI HẬU COVID, KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
Tình trạng khó thở dai dẳng ở bệnh nhân COVID-19 có thể là phản ứng miễn dịch sau thời gian dài bị nhiễm virus, dẫn đến viêm và tổn thương đường thở.
Khó thở là một vấn đề về hô hấp khá phổ biến. Khó thở khiến người bệnh luôn trong tình trạng thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực, hô hấp khó khăn, hơi thở đứt quãng.
F0 mắc COVID-19, triệu chứng khó thở có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng với biểu hiện lâm sàng đa dạng. Tất cả các F0 cần được theo dõi, tầm soát các rối loạn từ đó lên kế hoạch điều trị tích cực, lâu dài.
Triệu chứng khó thở
- Cảm thấy ngột ngạt hoặc ngạt thở.
- Thở gấp.
- Tức ngực.
- Thở nhanh, nông.
- Tim đập nhanh.
- Thở khò khè.
- Ho.
Khó thở có thể gây biến chứng gì?
Khó thở là kết quả của tình trạng thiếu oxy hoặc giảm oxy trong máu, tức là mức oxy trong máu thấp.
Vì thế, nếu chủ quan với tình trạng này mà không có biện pháp xử lý kịp thời, não sẽ không được cung cấp đủ oxy để hoạt động trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng suy giảm nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Cùng với đó là một loạt biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương não, hoại tử não, đột quỵ…
Đặc điểm tổn thương phổi do COVID-19
Trên hình ảnh X-quang
Các dấu hiệu điển hình:
- Nốt mờ, đám mờ, kính mờ hình tròn đa ổ.
- Đông đặc nhu mô phổi vùng ngoại vi đa ổ (nếu không phân bố ở ngoại vi thì coi là chưa xác định được).
Các dấu hiệu không điển hình, có thể do COVID-19 hoặc các nguyên nhân khác:
- Đông đặc khu trú thùy phổi.
- Tràn dịch màng phổi.
- Mờ tổ chức kẽ quanh rốn phổi.
- Dày thành phế quản, dày vách liên tiểu thùy.
- Xẹp phổi.
- Bệnh lý hạch lympho.
Vào giai đoạn sớm, hình ảnh X-quang có thể bình thường. Tổn thương thường cả ở nhu mô phổi và tổ chức kẽ. Tổn thương thường lan tỏa, thùy dưới hai bên, ở vùng ngoại vi, ít có phá hủy. Khi khỏi có thể để lại xơ phổi.
Hình ảnh kính mờ (ground glass opacity - GGO): Là tổn thương đông đặc không hoàn toàn, có tỷ trọng cao hơn nhu mô phổi xung quanh vẫn có thể thấy đường bờ các mạch máu hoặc phế quản bên trong tổn thương đó
Hình ảnh nốt mờ: Là những hình mờ có đường kính dưới 3cm, dạng hình tròn, có thể đơn độc, có thể rải rác trong nhu mô phổi. Các nốt phổi thường có ranh giới rõ, được bao quanh bởi nhu mô phổi và không liên tục với rốn phổi hay trung thất.
Hình ảnh dày thành phế quản: Là những tổn thương thể hiện thành của phế quản dày lên, do có sự tích tụ dịch hay chất nhày xung quanh thành phế quản, trong mô kẽ.
Hình ảnh dày vách liên thùy: Liên quan đến dịch rãnh liên thùy, thâm nhiễm tế bào hoặc xơ hóa. Trong viêm phổi do virus, dày các vách liên thùy gặp trong tổn thương lan tỏa trong ARDS.
Trên hình ảnh cắt lớp vi tính
- Tổn thương thường gặp cả hai phổi, có nhiều ổ, phân bố thường ở ngoại vi, dưới màng phổi và đáy phổi.
Các loại tổn thương phổi do COVID-19 có thể thấy trên hình ảnh cắt lớp vi tính là:
- Hình ảnh kính mờ (ground glass opacity - GGO): Là dấu hiệu hay gặp nhất, thường nhiều ổ, hai bên và ở ngoại vi, tuy nhiên trong giai đoạn sớm có thế gặp một ổ tổn thương khu trú và chủ yếu ở thùy dưới phổi phải.
- Hình ảnh lát đá (crazy paving): Tổn thương kính mờ kết hợp với dày vách liên tiểu thùy, vách trong tiểu thùy.
- Hình ảnh kính mờ kèm đông đặc phổi từng phần.
- Hình ảnh đám mờ dạng đông đặc phổi đơn thuần.
- Hình ảnh kính mờ hoặc đông đặc phổi có biểu hiện dấu halo đảo ngược (gồm viền đặc phổi dày tối thiểu 2 mm bao quanh vùng kính mờ ở trung tâm).
- Hình ảnh giãn mạch máu bên trong đám mờ tổn thương.
- Hình ảnh giãn phế quản co kéo.
- Hình ảnh dải mờ dưới màng phổi gây biến dạng cấu trúc.
Lưu ý: Tràn dịch màng phổi, thương tổn phổi dạng nốt, hạch trung thất hay hạch rốn phổi thì không đặc thù cho COVID-19, rất ít ca có các dấu hiệu này. Các thương tổn này nếu xuất hiện nhiều thì ưu tiên nghĩ đến viêm phổi do nguyên nhân khác.
Biện pháp khắc phục khi bị khó thở
Ngồi trong tư thế ngực ưỡn về phía trước có thể giúp cải thiện cảm giác khó thở. Hãy ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực về phía trước rồi đặt tay lên đùi, vai thả lỏng. Đây là động tác giúp cho ngực được thả lỏng nên nhờ đó chức năng phổi cũng được cải thiện đáng kể.
- Thở sâu đường bụng có thể giúp kiểm soát tình trạng khó thở. Thực hiện bằng cách:
- Nằm xuống, đặt hai tay lên bụng;
- Hít sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí.
- Nín thở sâu trong vài giây.
- Thở chậm qua miệng cho đến khi phổi hết không khí.
- Lặp lại trong khoảng 5 - 10 phút.
- Duy trì đều đặn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát chứng khó thở tốt hơn
Khó thở hậu Covid-19 là triệu chứng điển hình cảnh báo nhiều nguy cơ tổn thương phổi âm thầm. Do đó, khi có triệu chứng kể trên cần người bệnh nên đến các cơ sở y tế có khám, điều trị hậu Covid-19. Bệnh viện ĐKQT Thiên Đức có trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như máy X-quang, CT-Scan cùng các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời di chứng Covid-19.
Các tin khác
- CÁCH KHẮC PHỤC MẤT NGỦ, KHÓ NGỦ DO HẬU COVID (10/03/2022)
- KHÁM SỨC KHỎE HẬU COVID CÓ QUAN TRỌNG? (18/02/2022)
- KHÁM SỨC KHỎE NGÀY TẾT CẦN LƯU Ý GÌ? (20/01/2022)
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ POLYP MŨI (05/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN (24/12/2021)
- VÌ SAO CẦN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM? (13/12/2021)
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID - 19 TẠI NHÀ (08/12/2021)
- TÁN SỎI NGƯỢC DÒNG BẰNG LASER: BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU (07/12/2021)