CÁC DẤU HIỆU SẮP SINH MẸ BẦU DỄ NHẬN BIẾT
Ở thời điểm này rất khó xác định chính xác bạn sẽ chuyển dạ là khi nào để có thể chuẩn bị mọi thứ cho cuộc vượt cạn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng bởi vì vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh báo hiệu cho bạn biết bé yêu đã sẵn sàng chào đời.
1. Sa bụng, bụng bầu tụt xuống
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho sự chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi bạn chuyển dạ thực sự.
Khi dấu hiệu này xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn chèn ép phổi. Thế nhưng, thai nhi tụt xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung và đè lên bàng quang, khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn.
2. Các cơn co thắt chuyển dạ
Các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện trong thai kỳ nhưng không đều và xuất hiện thưa thớt.
Trong khi đó, các cơn co thắt chuyển dạ thật sự sẽ mạnh, đau khiến bạn khó chịu và không giảm dù bạn đã thay đổi tư thế. Các cơ co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.
3. Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi
Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào các tuần cuối của tahi kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn.
Màu sắt của dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng hoặc có một ít máu. Đây là dấu hiệu cho thấy trong một vài ngày tới, bé yêu của bạn sẽ chào đời.
Lưu ý là nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi bạn có kinh), đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
4. Cổ tử cung giãn nở là một triệu chứng sắp sinh
Cổ tử cung sẽ bắt đầu mở, giãn ra và mỏng đi trong vài ngày hoặc một vài tuần trước khi bạn chuyển dạ nhằm “thông đường” cho bé yêu ra đời. Khi bạn đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đo lường, theo dõi độ giãn và mỏng của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo. Trung bình cổ tử cung phải mở 10cm mới được xem là dấu hiệu sắp sinh.
5. Cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn
Ở giai đoạn uối kỳ sinh bàng quang bị chèn ép khiến bạn phải đi tiểu đêm thường xuyên nên khó có thể ngủ yên giấc mỗi đêm. Vì vậy nếu bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ, bạn nên tranh thủ chợp mắt dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.
6. Dấu hiệu bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp sinh em bé, bạn có thể sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau mỏi vùng lưng hoặc hai bên háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, các dấu hiệu này có thể sẽ rõ ràng hơn.
7. Vỡ nước ối
Thai nhi phát triển trong một túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Khi túi ối vỡ có nghĩa là con đã sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp phải dấu hiệu này. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 8–10% thai phụ vỡ ối trước khi sinh. Màu sắc nước ối thông thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt.
Qua các dấu hiệu trên các mẹ cần lưu ý để có một cuộc vượt cạn an toàn nhất ,giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón con yêu ra đời.
Các tin khác
- CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG DÀNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI (23/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TRĨ (22/03/2020)
- NHỮNG LƯU Ý ĐỂ MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH (22/03/2020)
- BẢO VỆ SỨC KHỎE DÂN VĂN PHÒNG TRONG MÙA DỊCH COVID - 19 (22/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN PHẢI BIẾT KHI MANG THAI LẦN ĐẦU (22/03/2020)
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ MÌNH KHI ĐẾN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, NHÀ HÀNG MÙA DỊCH COVID 19? (20/03/2020)
- 10 THÓI QUEN CỦA BÀ BẦU GÂY HẠI CHO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI (20/03/2020)
- 10 BÍ KÍP GIÚP MẸ BẦU CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ (20/03/2020)
- NGÔI THAI NGƯỢC LÀ GÌ? CẦN LÀM GÌ KHI CHẨN ĐOÁN NGÔI THAI NGƯỢC? (19/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM RUỘT THỪA CẤP (19/03/2020)