NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Viêm ruột thừa cấp tính là căn bệnh nguy hiểm và thời gian diễn tiến rất nhanh. Do đó, người bệnh cần nắm được các triệu chứng viêm ruột thừa để kịp thời đến bệnh viện cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt.
Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dạng túi, dài vài centimet, dính vào manh tràng. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải nối tiếp giữa ruột non và ruột già.
Những dấu hiệu cảnh báo mắc viêm ruột thừa cấp là:
Đau bụng vùng quanh rốn hoặc thượng vị trong giai đoạn đầu của bệnh. Về sau, người bệnh bị đau ở hố chậu phải.
Đau tăng và liên tục trong vài giờ, đau hơn khi xoay người, thở mạnh, ho, hắt hơi, đi lại hoặc khi bị đụng vào.
Táo bón, đôi khi bị tiêu chảy.
Tim đập nhanh.
Sốt cao kèm lạnh run có thể liên quan tới tình trạng viêm ruột thừa có biến chứng.
Bụng chướng (giai đoạn trễ).
Tiểu đau hoặc tiểu dắt.
Phẫu thuật cắt ruột thừa: Cơ thể chúng ta vẫn có thể hoạt động bình thường. Hay nói cách khác, vai trò của ruột thừa gần như không đáng kể đối với cơ thể con người.
Điều trị viêm ruột thừa: Các triệu chứng của bệnh bao gồm: đau âm ỉ khu trú vùng hố chậu phải hoặc đau thượng vị, quanh rốn sau đó đau khu trú bên hố chậu phải, kèm theo buồn nôn rối loạn tiêu hóa, chán ăn và sốt nhẹ. Khi ruột thừa bị viêm, cần được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu tình trạng viêm ruột thừa không được xử lý, ổ viêm có thể vỡ ra, gây viêm phúc mạc nguy hiểm đến tính mạng.
Chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa cấp
Có thể sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước đá chườm trên vết mổ để giảm đau.
Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, không bưng bê vật nặng hoặc tham gia các hoạt động gắng sức.
Nếu ruột thừa đã bị vỡ, trẻ có thể đi học lại sau phẫu thuật 2 tuần.
Rửa vết mổ tại nhà nhẹ nhàng, có thể để vết mổ tiếp xúc với không khí cho mau se bề mặt, tránh dùng bột hoặc kem thoa lên vết mổ.
Không tắm bồn, không tham gia các hoạt động dưới nước trong 1 tháng cho tới khi vết mổ lành hẳn.
Có thể leo cầu thang, đi bộ,... sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp.
Chú ý trong chế độ ăn uống
Sau khi mổ cần chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ trong ngày: 6 - 8 bữa/ngày.
Quay về chế độ ăn như cũ theo tư vấn của bác sĩ ở thời điểm phù hợp.
Để việc chẩn đoán, điều trị chính xác, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.
Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch: 1900 96 96 38 hoặc 024 2214 7777
Các tin khác
- MỘT SỐ NGƯỜI CÓ BỆNH NỀN MẠN TÍNH CẦN CẨN TRỌNG TRONG MÙA DỊCH COVID - 19 (19/03/2020)
- NGÔI THAI NGƯỢC LÀ GÌ? CẦN LÀM GÌ KHI CHẨN ĐOÁN NGÔI THAI NGƯỢC? (19/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM VÀ KHÔNG NÊN TRƯỚC KHI MANG THAI (19/03/2020)
- BÀ BẦU LÀM GÌ ĐỂ TĂNG ĐỀ KHÁNG, PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH CORONA? (18/03/2020)
- NHỮNG LƯU Ý KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU (18/03/2020)
- KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG DỊCH VIÊM PHỔI CẤP COVID - 19 TẠI NƠI LÀM VIỆC (18/03/2020)
- KHI NÀO CẦN NẠO VA/ AMIDAN CHO TRẺ? (18/03/2020)
- MANG THAI NGOÀI TỬ CUNG LÀ GÌ? (17/03/2020)
- DINH DƯỠNG NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG MÙA DỊCH COVID - 19 (17/03/2020)
- CÁCH PHÒNG NGỪA VIRUS CORONA TẤN CÔNG NGƯỜI CAO TUỔI (16/03/2020)