Tin tức

NGÔI THAI NGƯỢC LÀ GÌ? CẦN LÀM GÌ KHI CHẨN ĐOÁN NGÔI THAI NGƯỢC?

19/03/2020   8889 lượt xem

Ngôi thai ngược là vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, mông bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Ngôi ngược có nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé là rất cao, có thể gây tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ.

1. Ngôi thai ngược là gì?

Phần trình diện thấp nhất của thai nhi đối với khung xương chậu của mẹ và cũng là phần đầu tiên ra khỏi bụng mẹ khi chuyển dạ được gọi là ngôi thai. Trong suốt thai kỳ khoảng dưới 24 tuần tuổi thì thai nhi thường sẽ di chuyển thường xuyên, thay đổi vị trí khi ở trong bụng mẹ. Càng đến những tuần cuối của thai kỳ, vị trí của thai nhi sẽ càng bình ổn hơn. Thường thì đến tuần 36 trở đi phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít xoay hướng hơn ngôi ngược hay còn gọi là ngôi mông - phần mông hoặc chân của bé xuống phía dưới, vùng xương chậu của mẹ. Còn đầu của bé sẽ ở phía trên gần ngực của mẹ. Tỷ lệ ngôi mông khá thấp(chiếm từ 1-3%) trong các ca sinh nở. Tuy nhiên đây là những trường hợp có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

2. Ngôi thai ngược có ảnh hưởng như nào trong thai kỳ

Ngôi thai ngược không phải trường hợp hiếm gặp nhưng là tình trạng bất thường của thai nhi và có nhiều yếu tố nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xảy ra khi mang ngôi thai ngược được coi là nguy hiểm khi:

  • Ngôi ngược thai nhi dễ xảy ra vỡ nước ối trước và sau khi đau đẻ, dẫn đến tình trạng thai nhi thiếu oxy và dễ bị ngạt
  • Ngôi thai ngược nên việc thai nhi ra khỏi bụng mẹ trở nên khó khăn. Nếu như thông thường ở ngôi thuận đầu của bé sẽ đi ra trước, sau đó sẽ đến vai và chân đi ra sau. Các bộ phận gọn gàng hơn khi đi ra khỏi bụng mẹ. Còn với ngôi thai ngược, phần chân hoặc mông của bé sẽ ra ngoài trước, rồi đến vai và đầu. Khi mông hoặc chân của bé ra trước với trường hợp xử lý không khéo có thể rất khó để phần đầu của bé đi ra ngoài được, dẫn đến bé bị ngạt thở. Hoặc có trường hợp bé bị gãy tay chân do không thể ra khỏi cơ thể mẹ một cách thuận tiện.
  • Ngôi thai ngược gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu với các ca khó sinh có thể gây biến chứng cho thai phụ.

3. Khi mang thai ngôi ngược cần làm gì?

Các trường hợp ngôi thai ngược cần được khám xét thường xuyên và cẩn thận ở những tuần cuối của thai kỳ để tiên lượng kỹ càng và có phương án xử trí an toàn cho cả mẹ và bé.

Khi mang thai ngôi ngược vẫn có thể sinh thường hoặc mổ lấy thai nhi. Sinh mổ được coi là phương án tốt cho các trường hợp mẹ mang ngôi thai ngược. Chỉ cần có sự chẩn đoán sai lầm và lựa chọn phương pháp sinh không chính xác có thể trả giá bằng cả mạng sống của bé. Để lại sang chấn tâm lý nặng nề cho thai phụ. Bởi thế cần có một địa chỉ khám thai uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, tham khảo phương pháp giúp thai nhi tự quay đầu về ngôi thuận. Điều quan trọng nhất vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn.

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thiên Đức - Địa chỉ uy tín mẹ bầu tin tưởng chăm sóc thai sản

  • Mẹ được chăm sóc thai sản trong suốt thai kỳ cho đến khi sinh em bé
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đã có nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn.
  • Đội ngũ điều dưỡng thân thiện, được đào tạo bài bản luôn nhiệt tình chu đáo giải thích mọi thắc mắc của khách hàng.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, luôn được đầu tư cải tiến để đem lại kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900 969 638 hoặc 024 2214 7777 để được giải đáp và tư vấn.