VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI NGUY HIỂM THẾ NÀO?
Vi khuẩn “ăn thịt người” gây ra bệnh whitmore - căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao tới 40%, tưởng là căn bệnh đã bị lãng quên nhưng trong thời gian gần đây đang có nguy cơ tái bùng phát tại Việt Nam.
Mới đây nhất, Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho một trường hợp bệnh nhân là nữ giới, quê ở Thanh Hóa bị vi khuẩn whitmore ăn cụt cánh mũi. Trước đó, bệnh nhân được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng khi bác sĩ bệnh viện Bạch Mai cấy mủ đã phát hiện dương tính với whitmore.
Whitmore là loại vi khuẩn như thế nào?
HÌnh ảnh vi khuẩn Whitmore
Whitmore do vi khuẩn gram âm B. pseudomallei (hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây ra. Khi vào tới cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc và tử vong. Những bệnh nhân vốn có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính... thường có nguy cơ bị tổn thương cơ quan nội tạng cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.
Whitmore không phải là bệnh mới hay hiếm gặp mà nó đã bị "lãng quên" trong cộng đồng.
Con đường lây nhiễm của Whitmore:
- Do lây nhiễm qua đường ăn uống (thức ăn bị nhiễm khuẩn).
- Do tiếp xúc trực tiếp với các vết trầy xước da, với đất hoặc nước đã bị nhiễm khuẩn (thời điểm mùa mưa bão).
- Do hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
- Do vi khuẩn truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú.
- Do tiếp xúc vết trầy xước da với động vật chết bị nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo, bò, dê...
Dấu hiệu bạn đang có nguy cơ nhiễm Whitmore:
Đi gặp bác sĩ thăm khám ngay nếu bạn đang có những dấu hiệu này
- Sốt cao.
- Mắc bệnh viêm phổi.
- Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí.
- Mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đa phần, đây là những triệu chứng thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh lý liên quan đến thận, phổi, hoặc người nghiện rượu, người làm việc thường xuyên với đất như nông dân. Ngoài ra, người cao tuổi cũng dễ có nguy cơ mắc phải bệnh này vì hệ miễn dịch suy yếu.
Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn cần nhanh chóng tới khám ở những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau đó. Đặc biệt, những bệnh nhân đã từng nhiễm vi khuẩn whitmore nên thường xuyên đi tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, cần có sự kiên trì trong quá trình điều trị.
Các tin khác
- NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẦM CẢM SAU SINH (09/09/2019)
- ĐAU ĐẦU KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN - ĐỪNG NÊN CHỦ QUAN (05/09/2019)
- BỆNH CHÂN TAY MIỆNG Ở TRẺ NHỎ (03/09/2019)
- PHÁT HIỆN U TIỂU NÃO PHẢI NHỜ CÔNG NGHỆ MRI 1.5 TESLA (02/09/2019)
- SỐT XUẤT HUYẾT: CHỚ TÙY TIỆN TRUYỀN DỊCH (02/09/2019)
- PHÁT HIỆN UNG THƯ TỤY NHỜ CÔNG NGHỆ CT SCANNER 128 LÁT (28/08/2019)
- ƯU ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI (27/08/2019)
- SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VỚI XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST (26/08/2019)
- VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (26/08/2019)
- VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ LÂY KHÔNG? (26/08/2019)