NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẦM CẢM SAU SINH
Trở thành một người mẹ là điều tuyệt vời nhưng những khó khăn cũng đến cùng lúc đó. Người mẹ sẽ gặp thử thách mới để làm quen với cuộc sống có thêm đứa trẻ - ngoại hình cơ thể bị biến đổi, ngủ ít hơn rất nhiều… Phụ nữ sau sinh có thể nhận phải những cảm giác tiêu cực, đôi khi là bị sốc tâm lý.
Thế nào là trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh - Căn bệnh giết người thầm lặng
Về mặt sinh lý, trong quá trình từ khi mang thai đến khi sinh, hoocmone thay đổi khá mạnh, nếu hoocmone nữ và thể vàng sẽ tăng lên trong giai đoạn mang thai nhưng sau khi sinh sẽ giảm rất nhanh. Vì thế sự giảm xuống nhanh như vậy có thể là nguyên nhân chủ yếu tạo ra chứng trầm cảm. Ngoài ra cũng có nghiên cứu cho rằng hoocmone vỏ thượng thận và hoocmone tuyến giáp giảm đi cũng là nguyên nhân có thể gây ra chứng trầm cảm
Về thể chất, những sản phụ trước kia có chứng trầm cảm sẽ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao từ ba đến năm lần so với người bình thường. Ngoài ra sản phụ tuổi còn ít, sản phụ có tiền sử bệnh căng thẳng, lo lắng hoặc những sản phụ có tiền sử bệnh về tâm lý cũng rất dễ xuất hiện hiện tượng trầm cảm sau sinh.
Về mặt tâm lý xã hội, do việc chăm sóc em bé sau khi sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định nên mẹ mệt mỏi, hay bị mất ngủ và cơ thể suy nhược. Khi sức khỏe và tinh thần bị suy nhược trong thời gian dài, sự căng thẳng, lo lắng, trầm cảm theo đó xuất hiện. Đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra triệu chứng trầm cảm sau sinh.
Vấn đề tâm lý thích ứng được tạo ra do sự thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Chẳng hạn sự thay đổi về vai trò: sản phụ trong thời gian mang thai đang là đối tượng được chăm sóc, lại chuyển thành vai trò người mẹ sau khi sinh và cảm thấy áp lực rất lớn. Đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ, đối mặt với rất nhiều vấn đề của em bé, sản phụ không biết làm sao cho tốt.
Khi đó, nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì vai trò của sản phụ là đối tượng được chăm sóc thì sản phụ dễ nảy sinh tâm lý cô lập và thất vọng vô cùng. Còn có một số tâm lý dự cảm cá nhân, như em bé có phải là niềm mong đợi của sản phụ và gia đình không, sức khỏe em bé, sự thay đổi của gia đình sau khi em bé ra đời, sự tăng cân và chuyển đổi công việc sau khi sinh, đều là các nhân tố thường gặp có ảnh hưởng đến tâm lý của sản phụ.
Những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh
Cần nhận biết sớm những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh
- Cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ (mood swings trong baby blues)
- Cảm thấy buồn bã hầu như cả ngày.
- Một cảm giác khó thở như bị đè chặt
- Lo lắng quá mức với các biểu hiện bồn chồn, bất an.
- Thu rút và từ chối các giao tiếp xã hội.
- Giảm trí nhớ và kém tập trung.
- Khóc nức nở (với những lý do nhỏ nhặt)
- Rối loạn giấc ngủ.
- Chán ăn.
- Một cảm giác kiệt sức và mất năng lượng.
Nếu có từ 5 triệu chứng trở lên, trong đó có ít nhất 3 triệu chứng xếp từ 1 đến 5 thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh mẹ bầu rất dễ mắc phải do nhiều yếu tố tâm lý. Những hệ lụy của trầm cảm mang tới không hề nhỏ. Chính vì vậy hãy đến thăm khám ngay với bác sĩ tâm thần kinh để được tư vấn và điều trị kịp thời. Phòng khám tâm thần kinh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thiên Đức với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cáo giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm thần kinh sẽ giúp mẹ vượt qua căn bệnh này. Đừng để trầm cảm sau sinh là nỗi ám ảnh của các mẹ và mọi người.
Các tin khác
- ĐAU ĐẦU KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN - ĐỪNG NÊN CHỦ QUAN (05/09/2019)
- BỆNH CHÂN TAY MIỆNG Ở TRẺ NHỎ (03/09/2019)
- PHÁT HIỆN U TIỂU NÃO PHẢI NHỜ CÔNG NGHỆ MRI 1.5 TESLA (02/09/2019)
- SỐT XUẤT HUYẾT: CHỚ TÙY TIỆN TRUYỀN DỊCH (02/09/2019)
- PHÁT HIỆN UNG THƯ TỤY NHỜ CÔNG NGHỆ CT SCANNER 128 LÁT (28/08/2019)
- ƯU ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI (27/08/2019)
- SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VỚI XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST (26/08/2019)
- VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (26/08/2019)
- VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ LÂY KHÔNG? (26/08/2019)
- HO DAI DẲNG LÂU NGÀY - CHỚ COI THƯỜNG (22/08/2019)