VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính. Bệnh lý này trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây ra các triệu chứng đỏ da, bong tróc, ngứa ngáy bứt rứt. Bệnh không được chữa trị dễ biến chứng viêm da cơ địa bội nhiễm.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là căn bệnh về da liễu liên quan đến yếu tố cơ địa với đặc trưng là tình trạng đỏ da, da khô và ngứa. Bệnh thường có tính chất mạn tính, tái phát định kỳ và thời gian bùng phát có thể kéo dài hàng tháng. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh phổ biến hơn cả và thường khởi phát khi trẻ còn nhỏ.
Bệnh viêm da cơ địa có tính chất mạn tính, tái phát định kỳ và thời gian bùng phát có thể kéo dài hàng tháng
Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp là vùng bàn tay và các nếp gấp (gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay...). Các triệu chứng rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau một thời gian sẽ lặp lại. Chính vì vậy, bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu.
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình.
Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Theo đó, tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng...
Một số yếu tố khác được cho là làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hay làm những triệu chứng nặng nề hơn như tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, , tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá hay ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì... Nói chung, để tìm kiếm nguyên nhân đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm rất chuyên sâu nhưng cũng không phải lúc nào cũng xác định được. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo nên tránh các yếu tố dễ gây kích thích như đã liệt kê, nhằm hạn chế khả năng khởi phát bệnh.
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa thường không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho đời sống sinh hoạt
Do viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.
Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng... tỉ lệ tử vong từ 1-9%.
Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên...
Nên điều trị viêm da cơ địa thế nào?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa, nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh cũng như loại trừ các chẩn đoán khác. Khi đi khám, nên cho bác sĩ biết các dấu hiệu khó chịu như thế nào, bệnh bắt đầu diễn ra và kéo dài bao lâu.
Ngoài ra, cũng cần nêu lên bất kỳ yếu tố nào cho rằng làm khởi phát bệnh, như thay đổi thời tiết, dùng xà phòng, ra mồ hôi, khói thuốc lá... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần biết bạn có dị ứng thức ăn hay có bệnh lý dị ứng nào hay không, gia đình có ai bệnh tương tự hay không.
Các tin khác
- HO DAI DẲNG LÂU NGÀY - CHỚ COI THƯỜNG (22/08/2019)
- CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM MEN GAN GGT KHI NÀO ĐÁNG LO NGẠI? (21/08/2019)
- NỘI SOI ĐẠI TRÀNG CÓ ĐAU KHÔNG? (19/08/2019)
- NỘI SOI DẠ DÀY QUA ĐƯỜNG MŨI LÀ NHƯ THẾ NÀO? (19/08/2019)
- KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT Ở ĐÂU TỐT NHẤT? (18/08/2019)
- MÁY CẮT LỚP VI TÍNH 128 LỚP TẠI BỆNH VIỆN THIÊN ĐỨC CÓ GÌ NỔI BẬT? (14/08/2019)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VẮC XIN 6 TRONG 1 CỦA BỈ? (12/08/2019)
- VI KHUẨN HP CÓ GÂY UNG THƯ DẠ DÀY KHÔNG? (12/08/2019)
- BẠN BIẾT GÌ VỀ VI KHUẨN HP? (11/08/2019)
- ĐAU VAI GÁY Ở PHỤ NỮ MANG THAI (08/08/2019)