Tin tức
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT DẠ DÀY
27/03/2020 3099 lượt xem
Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày là phẫu thuật lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày, đây là một kỹ thuật ít xâm lấn mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý ở dạ dày như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày,..
Chỉ định
- Bệnh nhân ung thư dạ dày hoặc Loét dạ dày tá tràng mãn tính biến chứng hẹp môn vị, chảy máu tiêu hóa nhiều lần, Loét dạ dày tá tràng điều trị nội khoa không đỡ.
- Ung thư hang môn vị dạ dày.
- Ung thư bờ cong nhỏ dạ dày chưa vượt quá góc bờ cong nhỏ.
- Các ung thư khác vùng thấp của dạ dày.
- Hẹp môn vị, chảy máu dạ dày do các ung thư vùng thấp của dạ dày có đủ khả năng mổ nội soi.
- Các u được chỉ định không nên quá lớn trên 4cm.
- Giai đoạn của khối u (T) nhỏ hơn T4a.
Chống chỉ định:
- Không đủ điều kiện gây mê hồi sức (GMHS) để mổ nội soi.
- Khối u quá lớn trên 5cm, giai đoạn T4b.
- Khối u vị trí lên cao trên góc Bờ cong nhỏ mà không có sinh thiết trong mổ kiểm tra diện cắt dạ dày.
Ưu điểm:
- Không bị hạn chế tầm nhìn như truyền thống, hình ảnh chất lượng tối ưu với độ chính xác cao hơn.
- Ít đau sau mổ, ít mất máu trong quá trình mổ.
- Chức năng đại tràng phục hồi nhanh
- Sẹo mổ nhỏ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, đảm bảo thẩm mỹ.
- Hồi phục sau mổ nhanh, thời gian nằm viện ngắn.
- Nhanh chóng sinh hoạt lại bình thường
Nhược điểm
- Thời gian mổ kéo dài hơn so với mổ mở thông thường.
- Kỹ thuật khó nên đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao.
Biểu hiện bất thường và cần tái khám ngay?
- Chảy máu
- Nhiễm trùng vết mổ
- Bung thành bụng
- Xì miệng nối hoặc xì mỏm tá tràng
- Áp xe (ổ tụ mủ) trong ổ bụng
- Nhiễm trùng màng bụng (viêm phúc mạc)
- Hẹp miệng nối
Lưu ý:
Trước mổ:
- Bệnh nhân cần khám tiền mê vài ngày trước mổ, trong lần khám này, bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu và được đánh giá sức khỏe tổng quát tùy theo độ tuổi và bệnh lý kèm theo để đảm bảo rằng đủ sức khỏe cho cuộc mổ.
- Bệnh nhân cần tắm vào đêm trước ngày mổ và sáng ngày mổ bằng dung dịch sát trùng Betadine. Kể từ đêm trước ngày mổ, bệnh nhân phải nhịn ăn uống, ngoại trừ các loại thuốc mà phẫu thuật viên và gây mê cho phép sử dụng với ít nước vào sáng ngày mổ.
Sau mổ:
- Bệnh nhân cần được nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống lại bình thường. Hầu hết bệnh nhân có thể bắt đầu ăn nhẹ sau 4-5 ngày hậu phẫu.
- Bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau vài ngày, và nếu bệnh nhân thấy giảm đau không hiệu quả thì có thể thông báo để được dùng loại thuốc khác.
- Thường thì sau khi cắt dạ dày 1-2 tuần bệnh nhân có thể xuất viện.
Các tin khác
- BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO KHÁCH HÀNG THĂM KHÁM MÙA DỊCH COVID - 19 (27/03/2020)
- CÁC LƯU Ý VỀ XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ CỦA MẸ CẦN CHÚ Ý (27/03/2020)
- SỎI TÚI MẬT: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ (26/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST VÀ TRIPLE TEST TRONG THAI KỲ (26/03/2020)
- TỰ UỐNG CHLOROQUIN PHÒNG COVID - 19 CÓ THỂ GÂY CHẾT NGƯỜI (26/03/2020)
- CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG MÙA DỊCH COVID - 19 (25/03/2020)
- HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ NHỎ VÀ NGƯỜI LỚN (25/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT VỀ TIỂU ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ (25/03/2020)
- TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH TRONG MÙA DỊCH COVID 19 (24/03/2020)
- BÀ BẦU BỊ NGHÉN NÊN ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE (24/03/2020)