CÁC LƯU Ý VỀ XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ CỦA MẸ CẦN CHÚ Ý
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mang lại những biến chứng xấu . Vì vậy, thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi bị thừa cân, sinh non, dị tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do tăng áp lực máu.
Thế nào là tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu tăng cao phát hiện trong thời kỳ có thai. Những trường hợp đã phát hiện đái tháo đường trước khi có thai hoặc đường máu tăng cao đạt mức đái tháo đường tiêu chuẩn sẽ không được xếp vào nhóm này mà gọi là đái tháo đường mang thai.
Những biến chứng của tiểu đường thai kỳ?
Nếu không được phát hiện sớm, trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể bị vàng da, thừa cân, dị tật bẩm sinh, suy hô hấp sau sinh…
Đối với người mẹ bị tiểu đường dễ gặp phải nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai lưu, tiền sản giật, tăng huyết áp …
Thông thường, tiểu đường thai kỳ ít có biểu hiện bất thường, nhưng hậu quả rất nghiêm trọng. Bởi cậy việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất để phát hiện bệnh.
Khoảng thời gian nào cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
- Ngay từ lần khám thai đầu tiên thì sản phụ sẽ được bác sỹ sản khoa đánh giá nguy cơ.
- Thai phụ không có yếu tố nguy cơ: Khi thử đường huyết lúc đói, nếu kết quả trên 92 mg/dL, mẹ bầu phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường khi thai 24 – 28 tuần.
- Thai phụ có yếu tố nguy cơ: Trong 3 tháng đầu khám, thai phụ thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường. Nếu kết quả bình thường cũng nên lặp lại nghiệm pháp này khi thai từ 24 đến 28 tuần (vì mốc này bánh nhau phát triển hoàn thiện nhất, tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết hormon có tác dụng làm tăng đường máu, đề kháng hormon có tác dụng làm giảm lượng đường máu, giảm dự trữ).
Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
- Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường;
- Chỉ số BMI trên 30: thừa cân, béo phì;
- Phụ nữ trên 25 tuổi;
- Đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần sinh trước;
- Lần sinh trước đó đã sinh bé nặng hơn 4 kg;
- Thai chết lưu không rõ nguyên nhân;
- Có tiền sử sinh con có dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân.
Xét nghiệm dung nạp glucose: Thời điểm xét nghiệm diễn ra sáng sớm, mẹ bầu nhịn ăn 8-14 giờ đồng hồ. Sau đó, nhân viên y tế lấy mẫu máu đầu tiên để kiểm tra đường huyết lúc đói. Tiếp đó, mẹ bầu uống 75g glucose pha trong 200-300ml nước và được lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết vào các thời điểm sau uống glucose 1 giờ và 2 giờ.
Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?
- Khi kết quả đường huyết lúc đói dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L), sau nghiệm pháp 1 giờ dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và 2 giờ dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L) thì sản phụ được kết luận bình thường.
- Nếu ít nhất một mẫu máu bằng hoặc cao hơn giới hạn trên thì sản phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Kết quả đường máu lúc đói cao hơn 126mg/dL (7mmol/L) hoặc đường máu bất kì cao hơn 200mg/dL (11,1 mmol/L) thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ
Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị hợp lý để không làm ảnh hưởng đến mẹ, thai nhi.
Để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên làm:
- Cần thực hiện lối sống tích cực, tập thể dục và vận động thường xuyên.
- Cần ăn uống lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu lưu ý bổ sung nhiều chất xơ, tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, protein nạc... trong thực đơn ăn uống và hạn chế thực phẩm béo.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho mẹ bầu để nắm rõ tầm quan trọng của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong thời kỳ dưỡng thai.
Các tin khác
- BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO KHÁCH HÀNG THĂM KHÁM MÙA DỊCH COVID - 19 (27/03/2020)
- SỎI TÚI MẬT: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ (26/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST VÀ TRIPLE TEST TRONG THAI KỲ (26/03/2020)
- TỰ UỐNG CHLOROQUIN PHÒNG COVID - 19 CÓ THỂ GÂY CHẾT NGƯỜI (26/03/2020)
- HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ NHỎ VÀ NGƯỜI LỚN (25/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT VỀ TIỂU ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ (25/03/2020)
- CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG MÙA DỊCH COVID - 19 (25/03/2020)
- U NANG BUỒNG TRỨNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (24/03/2020)
- TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH TRONG MÙA DỊCH COVID 19 (24/03/2020)
- BÀ BẦU BỊ NGHÉN NÊN ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE (24/03/2020)