DINH DƯỠNG NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG MÙA DỊCH COVID - 19
Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona đang làm xáo trộn cuộc sống, khiến nhiều người dân hoang mang. Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất trong mùa dịch. Phòng dịch cá nhân cũng chính là phòng dịch cả cộng đồng.
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus… khi sức đề kháng cơ thể và hệ thống miễn dịch suy giảm. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Chính vì thế, việc tăng sức đề kháng rất quan trọng. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Corona ngày càng phức tạp, áp dụng đúng cách tăng sức đề kháng cho cơ thể sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Sau đây là danh sách các thực phẩm có tác dụng phòng cúm và nâng cao sức để kháng
Tỏi, hành hẹ
Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm phòng cúm chính là tỏi. Tỏi là kháng sinh tự nhiên hữu hiệu giúp chống lại rất nhiều bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp, mỡ máu, tăng huyết áp, phòng chống ung thư,.. Tỏi chứa nhiều iod, tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,.. và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi,.. Cách tốt nhất là ăn tỏi tươi, không nên ăn quá nhiều vì cũng có thể gây độc, nên đập dập hoặc cát lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Nên ăn 3-5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày hoặc chế biến thành dấm tỏi, rượu tỏi...
Hành và hẹ làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm bằng cách tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể người.
Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng bởi vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Một số trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, bưởi, quýt, chanh, ổi,.. Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C hàng ngày hết sức cần thiết. Các loại nước ép khác cũng giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
Nấm
Nấm thúc đẩy quá trình sản sinh ra cytokine giúp chống lại virus cúm và chứa polysaccharides - loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Một số nấm phổ biến được sử dụng để chống cúm như nấm hương, nấm khiêu vũ và nấm linh chi.
Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Một số loại rau chứa nhiều vitamin như súp lơ, cải bó xôi, rau cải cung cấp các vitamin, chất xơ và làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ bổ ích cho cơ thể.
Sữa chua nguyên chất
Sử dụng sữa chua nguyên chất một cách thường xuyên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm khả năng mắc bệnh. Magie, selen và kẽm là những khoáng chất vi lượng trong sữa chua rất tốt để chống lại bệnh tật xâm nhiễm và chứa vitamin D có thể tăng cường sức khỏe miễn dịch
Tránh tiêu thụ các sản phẩm từ động vật sống hoặc chưa chín kỹ
Virus corona không chịu được nhiệt, nó chết ở nhiệt độ 56 độ trong vòng 30 phút nên việc ăn chín uống sôi là rất quan trọng. Hạn chế ăn thực phẩm nướng, chiên bởi những loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Hoặc bạn có thói quen ăn trứng lòng đào thì cần chế biến trứng cho đến khi lòng trắng và lòng đỏ đông lại.
Uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng chống lại dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp.
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, để hạn chế nguy cơ nhiễm và lây lan virus corona, người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:
– Che mũi và miệng khi ho, xì mũi bằng khăn hoặc giấy
– Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng thường xuyên
– Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng cúm hoặc cảm lạnh
– Hạn chế đám đông, đi ra ngoài, đi lễ hội, chùa chiền
– Ăn uống nghỉ ngơi điều độ, vận động đều đặn tăng cường sức đề kháng
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay đúng cách thường xuyên
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, có ánh nắng càng tốt
Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, đồng thời chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn cho nhân viên y tế để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp
Các tin khác
- CÁCH PHÒNG NGỪA VIRUS CORONA TẤN CÔNG NGƯỜI CAO TUỔI (16/03/2020)
- BẢO VỆ VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ TRONG CUỘC CHIẾN COVID 19 (15/03/2020)
- CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19 (13/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ COVID - 19 (12/03/2020)
- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC TRƯỚC SINH MẸ BẦU CẦN BIẾT (11/03/2020)
- CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP (10/03/2020)
- CÁCH PHÂN BIỆT BỆNH CÚM MÙA TRÁNH NHẦM LẪN VỚI DỊCH VIÊM PHỔI CẤP (09/03/2020)
- NGHI NGỜ MẮC COVID 19 TỚI KHÁM NGAY Ở ĐÂU? (08/03/2020)
- TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - BARRETT THƯC QUẢN (05/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ KHÁM SỨC KHỎE THEO THÔNG TƯ 14 CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (04/03/2020)