BẢO VỆ VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ TRONG CUỘC CHIẾN COVID 19
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 lây lan nhanh và diễn biến phức tạp. Bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, một chế độ ăn uống cân bằng, giàu axit amin thiết yếu sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch
Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.
Giọt nước bọt mang Corona virus có kích thước khá lớn do đó bất kì khẩu trang thông thường nào (không chỉ N95) đều có thể lọc được. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa virus có thể bắn xa 3m (khoảng 10 feet) và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất.
Khi rơi xuống bề mặt kim loại, virus sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ. Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu bạn tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào, hãy rửa tay bằng xà phòng thật kỹ.
Virus có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được virus. Đối với quần áo mùa đông không cần/không giặt được hàng ngày, bạn có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt virus.
Các triệu chứng viêm phổi do corona virus gây ra:
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, thậm chí tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Trẻ em: Nhiên liệu của ngọn lửa virus
Virus covid - 19 lây nhiễm cho tất cả hoặc hầu hết những người thuộc đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh nhất, như trẻ em. Là một nguyên nhân cực kỳ phổ biến của cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác. Những virus này được gọi là zoonoses, có nghĩa là chúng có thể lây nhiễm bệnh cho một số động vật và lây lan từ động vật này sang động vật khác. Một số coronavirus có khả năng lây lan sang người, đặc biệt nếu một số đột biến xảy ra.
Các triệu chứng có thể bao gồm ho, có thể bị sốt và khó thở; buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Nhiều người hồi phục trong vòng vài ngày.Tuy nhiên, một số người - đặc biệt là trẻ em, người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu - có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Trẻ em, người già và bệnh nhân bị hệ thống miễn dịch yếu và các bệnh nền mạn tính khác có nguy cơ bị biến chứng cao hơn, có thể dẫn đến tử vong nếu bị nhiễm virus.
Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp bồi bổ cơ thể cho trẻ
- Khuyến khích trẻ em thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước
- Tránh xa những người bị bệnh và hạn chế đến nơi đông người
- Cho con bú và tiêm phòng là cách bảo vệ tốt nhất cho trẻ sơ sinh
- Chế độ ăn uống cân bằng, giàu axit amin thiết yếu để tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ chống lại virus và các cuộc tấn công của vi khuẩn:
- Bao gồm arbohydrate (tinh bột), protein, axit amin, chất béo, vitamin và khoáng chất, cũng như uống đủ nước là rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch.
- Rau xanh, các sản phẩm từ sữa, kiwi, trái cây (đặc biệt các loại quả có múi như chanh và cam)… nhiều màu sắc khác nhau rất quan trọng đối với cơ thể để bổ sung và tăng cường khả năng miễn dịch
- Hạnh nhân và hạt điều, có nhiều vitamin như B6, C, E và chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng và mầm bệnh.
- Gia cầm và động vật có vỏ nấu chín là những chất tăng cường miễn dịch quan trọng, cung cấp protein và kẽm, tránh tiêu thụ thực phẩm nửa chín hoặc sống trong khoảng thời gian này.
- Bổ sung vitamin D để bé phát triển xương tốt,tim mạch và hệ thống miễn dịch tốt và các loài sò ốc có nhiều kẽm bao gồm cua, nghêu, tôm hùm và trai.
- Cho trẻ vận động, hít thở không khí ngoài trời, tránh thụ động, ngồi mãi trong nhà, sẽ giúp hệ thống miễn dịch của trẻ ngày càng mạnh mẽ
Với sự lây lan hiện tại của virus này cùng tốc độ và sự phức tạp của du lịch quốc tế, số ca mắc và tử vong do Covid-19 có thể sẽ tiếp tục tăng. Không nên hoảng sợ, mặc dù chúng ta đang đối phó với một mầm bệnh nghiêm trọng và mới lạ. Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp.
Các tin khác
- CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19 (13/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ COVID - 19 (12/03/2020)
- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC TRƯỚC SINH MẸ BẦU CẦN BIẾT (11/03/2020)
- CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP (10/03/2020)
- CÁCH PHÂN BIỆT BỆNH CÚM MÙA TRÁNH NHẦM LẪN VỚI DỊCH VIÊM PHỔI CẤP (09/03/2020)
- NGHI NGỜ MẮC COVID 19 TỚI KHÁM NGAY Ở ĐÂU? (08/03/2020)
- TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - BARRETT THƯC QUẢN (05/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ KHÁM SỨC KHỎE THEO THÔNG TƯ 14 CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (04/03/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ (03/03/2020)
- KHÁM SỨC KHỎE DOANH NGHIỆP - BÍ QUYẾT BẢO VỆ NGUỒN VỐN QUÝ GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP (02/03/2020)