KHÀN TIẾNG VÀ NHỮNG BỆNH LÝ NGUY HIỂM
Ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần bị khàn tiếng. Nhiều người xem đó là chuyện bình thường và không điều trị. Nhưng ít ai biết rằng khàn tiếng kéo dài có thể là triệu chứng báo động ung thư thaKHÀN TIẾNG VÀ NHỮNG BỆNH LÝ NGUY HIỂMnh quản.
Khàn tiếng là gì?
Khàn tiếng là hiện tượng giọng bị khàn, thô ráp, thều thào, làm âm phát ra không được mượt mà.
Điều này thường xảy ra do những bất thường từ dây thanh – cặp dây nằm bên trong thanh quản. Khi nói hoặc hát, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm các dây thanh rung động, từ đó phát ra tiếng. Khi dây thanh vì một tác nhân nào đó mà mất đi khả năng rung động, người bệnh sẽ có biểu hiện khàn tiếng.
Khàn tiếng thường đi kèm với khô, ngứa họng rất khó chịu.
Nguyên nhân khàn tiếng
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng khàn tiếng, trong đó phổ biến nhất là:
- Cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp trên (gồm mũi, họng, thanh quản)
- Sử dụng giọng nói của mình quá nhiều, quá to hoặc không đúng cách trong một thời gian dài
- Axit trong dạ dày trào lên họng và kích thích dây thanh âm (thường ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản)
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích: thuốc lá, đồ uống có chứa cồn và caffein
- Dị ứng
- Hít phải các chất độc hại
- Ho nhiều
Một số nguyên nhân khác:
- Polyp (hạt xơ dây thanh)
- Viêm dây thanh
- Ung thư thanh quản
- Các bệnh về tuyến giáp
- Chấn thương họng thanh quản
- Phình động mạch chủ ngực
- Suy yếu thần kinh hoặc cơ dây thanh
Chẩn đoán nguyên nhân gây khàn tiếng
Khàn tiếng tuy không phải là tình huống nguy cấp nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn, rất khó điều trị. Cần đi khám ngay nếu khàn tiếng đi kèm với các dấu hiệu khó thở, ho ra máu, sốt cao kéo dài, đau cổ, họng ngày càng tăng, khó nuốt, chảy nước miếng (ở trẻ em)
Đi khám nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài hơn 1 tuần ở trẻ em và hơn 2 tuần ở người lớn.
Quá trình thăm khám thường gồm các bước:
- Kiểm tra chất giọng và âm lượng giọng nói của bạn
- Hỏi về những thói quen sinh hoạt có thể làm nặng hơn các triệu chứng (hút thuốc lá, la hét hay nói chuyện trong thời gian dài)
- Các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt hay mệt mỏi
Nếu những quan sát bằng các dụng cụ thông thường chưa đủ căn cứ để chẩn đoán chính xác, các bác sỹ có thể tiến hành một số phương pháp khám Tai – Mũi – Họng khác như:
- Nội soi họng thanh quản để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng viêm hoặc bất thường khác.
- Cấy dịch họng để tìm vi khuẩn
- Chụp các phim X-quang vùng cổ họng
- Chụp CT
- Chụp MRI
- Thử máu
Điều trị khàn tiếng
Tùy vào nguyên nhân, mức độ của bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sỹ sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Trường hợp nhẹ và các bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường sẽ được chỉ định uống các loại thuốc giảm đau, khám viêm,…
Nếu tình trạng u, viêm quá phát, có thể phải dùng can thiệp nội khoa để bóc tách, trả lại giọng nói trong sáng, mềm mại.
Cách phòng tránh khàn tiếng
- Ngưng hút thuốc và tránh hít khói thuốc thụ động. Hít nhiều khói thuốc có thể gây kích thích dây thanh và thanh quản, làm khô họng. Quan trọng hơn, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư thanh quản.
- Uống nhiều nước. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Vì nước làm loãng chất nhầy trong cổ họng và giữ ẩm họng.
- Tránh các loại thức uống làm mất nước. Bao gồm các thức uống có chứa caffein (ví dụ cà phê) và cồn (ví dụ như rượu).
- Làm ẩm không khí trong nhà bằng máy tạo độ ẩm
- Hạn chế sử dụng giọng nói quá nhiều hay nói quá to
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh
- Cố gắng hạn chế hắng giọng. Điều này có thể kích thích dây thanh của bạn nhiều hơn.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức, bạn sẽ được khám và điều trị bởi các chuyên gia Tai – Mũi – Họng hàng đầu. Hệ thống máy móc hiện đại giúp chẩn đoán nguyên nhân một cách chính xác. Phương pháp mổ nội soi tân tiến giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh một cách nhẹ nhàng khi có chỉ định can thiệp ngoại khoa từ bác sỹ.
Nếu có nhu cầu khám hoặc điều trị Tai Mũi Họng tại Thiên Đức, bệnh nhân vui lòng liên hệ hotline 1900969638 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Các tin khác
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- 3 THỜI ĐIỂM PHÁT HIỆN SỚM DỊ TẬT THAI NHI (03/11/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ AMIDAN QUÁ PHÁT (02/11/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM (30/10/2020)
- CÓ NÊN NỘI SOI DẠ DÀY, ĐẠI TRÀNG CÙNG LÚC KHÔNG? (28/10/2020)
- BỆNH THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (26/10/2020)
- DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT BÙNG PHÁT: DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (25/10/2020)
- KỶ NIỆM 90 NĂM THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/2020)
- TẬP HUẤN, THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN PCCC, CỨU HỘ, CỨU NẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THIÊN ĐỨC (18/10/2020)