ĐEO KHẨU TRANG Y TẾ VÀ RỬA TAY ĐÚNG CÁCH PHÒNG NGỪA VIRUS CORONA
Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (2019-nCoV) gây ra, Bộ Y Tế khuyến nghị bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình bằng việc thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn, đeo khẩu trang là biện pháp phòng ngừa cơ bản nhất giúp hạn chế khả năng lây lan virus Corona.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (2019-nCoV) gây ra, Bộ Y Tế khuyến nghị bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình bằng việc thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn, đeo khẩu trang là biện pháp phòng ngừa cơ bản nhất giúp hạn chế khả năng lây lan virus Corona.
1. Hướng dẫn cách đeo khẩu trang y tế đúng cách
Theo các chuyên gia, khẩu trang y tế thông thường và khẩu trang vải đều có tác dụng phòng ngừa virus corona, quan trọng phải theo đúng cách.
Hiện dịch bệnh do 2019-nCoV đang là mối lo ngại toàn cầu, do vậy, việc đeo khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn giọt nước bọt lớn có chứa virus bắn ra từ người mang nguồn bệnh qua việc hắt hơi hay ho, nên sẽ ngăn chặn được virus hiệu quả.
Đối với những người dân, mọi người có thể dùng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường. Còn những người trực tiếp chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân nhiễm corona hoặc những người đi vào ổ dịch cần đeo khẩu trang N95 và các loại khẩu trang đặc biệt.
2. Hướng dẫn cách rửa tay đúng cách
- Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng trong ít nhất 30 giây, hoặc sử dụng nước rửa tay chứa cồn với nồng độ ít nhất 60%.
- Tránh tiếp xúc gần với người ốm
- Tự cách ly ở nhà khi bạn ốm
- Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che mũi và miệng khi hắt hơi, ho, sổ mũi. Sau đó cần rửa tay ngay.
- Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt và vật dụng mà bạn hay chạm vào.
Biểu hiện mắc viêm phổi cấp do virus Corona: ho, sốt cao, khó thở, mỏi cơ,..Ngay khi thấy các triệu chứng nghi ngờ trên người bệnh cần cẩn thận thông báo lịch sử tiếp xúc, di chuyển của mình trong vòng 2 tuần gần nhất cho bác sĩ để đánh giá xem có xuất hiện các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với người từ vùng dịch hay người đang trong thời gian ủ bệnh hay không và tới cơ sở y tế thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
Các tin khác
- Bộ Y Tế VÀ WHO KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIRUS CORONA (04/02/2020)
- BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THIÊN ĐỨC TỔ CHỨC TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG DỊCH nCoV (04/02/2020)
- BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THIÊN ĐỨC KÝ HỢP TÁC BẢO LÃNH VIỆN PHÍ VỚI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT (09/01/2020)
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÚM MÙA VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH (11/12/2019)
- NÊM MUỐI VÀO ĐỒ ĂN DẶM CỦA TRẺ CÓ NÊN KHÔNG? (10/12/2019)
- KHÁM SỨC KHỎE DOANH NGHIỆP - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG (08/12/2019)
- ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ TẮC TIA SỮA THEO PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN (08/12/2019)
- POLYP TÚI MẬT KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ? (03/12/2019)
- VÌ SAO CẦN TIÊM VITAMIN K SAU SINH CHO TRẺ? (02/12/2019)
- NHỮNG VIỆC CẦN TRÁNH KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT (27/11/2019)