Tin tức

U NANG BUỒNG TRỨNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

24/03/2020   2059 lượt xem

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Là loại khối u thường gặp nhất, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.

Unang buồng trứng là hiện tượng buồng trứng xuất hiện khối u bất thường chứa dịch lỏng. Có nhiều nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng: do sảy thai, sự thay đổi nội tiết tố, suy giảm chức năng tuyến giáp, lạc nội mạc tử cung hoặc nhiễm trùng vùng chậu.

U nang cơ năng: Là những nang nhỏ, vỏ mỏng, căng nước được hình thành từ các nang noãn do rối loạn nội tiết tố hay rối loạn sinh lý trong quá trình u phát triển chứ không phải là do các tổn thương thực thể của buồng trứng vì vậy đây là dạng u lành tính thường chỉ tồn tại trong cơ thể sau vài vòng kinh nguyệt rồi tự biến mất không cần điều trị.

U nang thực thể: U nang thực thể bao gồm u nang nhầy, u nang nước và u nang bì. Hình thành từ những tổn thương ở buồng trứng cần được điều trị kịp thời để không gây biến chứng dẫn đến vô sinh. U nang thực thể là bệnh phát triển âm thầm lại ít triệu chứng nên thường khó phát hiện và thường phát hiện qua khám sức khỏe hay siêu âm ổ bụng.

Điều trị u nang buồng trứng

Phương pháp nội khoa: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kê đơn thuốc để làm làm nhỏ các khối u, ức chế nang đồng thời khiến khối u tự tiêu biến

Phương pháp ngoại khoa: thực hiện cho bệnh nhân đã diễn biến ở giai đoạn nặng. Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u nang. Đây là phương pháp điều trị, an toàn. Đối với những bệnh nhân lớn tuổi hoặc không muốn sinh con thì có thể cắt bỏ buồng trứng để ngăn ngừa dứt điểm bệnh.

  • Nội soi: phương pháp có nhiều ưu điểm, bác sĩ đưa các dụng cụ phẫu thuật nội soi qua một vài vết rạch rất nhỏ để xác định vị trí u nang. Sau đó tiến hành cắt bỏ khối u hoặc lấy mẫu để sinh thiết.
  • Mổ mở: bác sĩ tạo một vết rạch lớn trên thành bụng, qua đó tiến hành cắt bỏ u nang buồng trứng.

Với cả hai loại phẫu thuật này, bệnh nhân đều được gây mê toàn thân nên sẽ không cảm thấy đau đớn gì trong quá trình mổ.

Các biện pháp phòng ngừa

  • Ăn uống hợp lý, tốt cho sức khỏe ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung vitamin A, C … tránh ăn đồ ăn nhanh và chiên dầu mỡ nhiều lần như nem chua rán, xúc xích và thức uống chứa chất kích thích như trà và caphe.
  • Uống đủ nước mỗi ngày 1-2 lít nước
  • Sinh hoạt điều độ, rèn luyện sức khoẻ.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.