TÌNH TRẠNG TĂNG CHOLESTEROL MÁU
Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Tăng cholesterol máu là gì?
Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Khi nồng độ cholesterol cao hơn bình thường, bạn có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu. Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Do đó, tim không nhận đủ máu giàu oxy và bạn có thể bị đau tim. Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ.
Triệu chứng Cholesterol máu cao
Trong phần lớn các trường hợp, tăng cholesterol là một vấn đề im lặng và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đối với hầu hết mọi người, nếu họ không kiểm tra thường xuyên và theo dõi mức cholesterol, các triệu chứng đầu tiên của họ là các biến cố như đau tim hoặc đột quỵ.
Mặc dù không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng một số trường hợp có thể thấy các dấu hiệu sau:
- Đau ngực
- U cục nhỏ trên da, thường trên bàn tay, khuỷu tay, đầu gối hoặc xung quanh mắt
- U vàng là tích tụ cholesterol sáp trong da hoặc gân
- Tích tụ cholesterol nhỏ, màu vàng dưới mắt hoặc xung quanh mí mắt
U vàng là một trong những dấu hiệu của tăng Cholesterol máu.
Chẩn đoán tăng Cholesterol máu như thế nào?
Những người Cholesterol máu cao hầu như không có dấu hiệu và triệu chứng gì. Do đó xét nghiệm máu là kỹ thuật duy nhất phát hiện tăng Cholesterol máu.
Tăng cholesterol rất dễ chẩn đoán bằng xét nghiệm máu được gọi là bilan lipid. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ít nhất 12 giờ trước khi làm xét nghiệm.
Bilan lipid đo mức cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglyceride của bạn. Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) xác định mức cholesterol máu dưới đây là "tối ưu", là đích bạn nên nhắm tới:
- Cholesterol toàn phần: dưới 200 mg/dL
- LDL cholesterol: < 100 mg/dL
- HDL cholesterol: ≥ 40 mg/dL
- Triglyceride: < 150 mg/dL
Những khuyến cáo này dành cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mức cholesterol mục tiêu cần đạt có thể khác nếu bạn có các vấn đề khác như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp... Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết mức cholesterol tối ưu của bạn là bao nhiêu.
Phòng tránh tăng Cholesterol máu như thế nào?
Tăng Cholesterol máu nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu phát hiện muộn khi bệnh đã tiến triển thì việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát trở lại. Để phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả nên thực hiện những biện pháp sau:
- Kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì ở mức hợp lý.
- Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, nội tạng động vật, các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, thịt bê...
- Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và chất khoáng cho cơ thể.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích...
- Không nên ăn nhiều đạm, ăn tối muộn hoặc ăn quá nhiều vì sẽ gây khó tiêu, cholesterol bị đọng lại trên thành động mạnh.
- Cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hoạt động thể lực đúng cách giúp phòng và cải thiện mỡ máu.
Để phát hiện sớm bệnh tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh nên kiểm tra tình trạng mỡ máu định kỳ. Cụ thể, người trên 20 tuổi thực hiện kiểm tra mỡ máu từ 3-5 năm/lần, người trên 50 tuổi kiểm tra 6 tháng/lần. Đặc biệt, những người có thể trạng béo, những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên.
Các tin khác
- PHẪU THUẬT CẮT U NANG GIÁP MÓNG BỘI NHIỄM (13/10/2019)
- BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (13/10/2019)
- LỄ KỶ NIỆM THIÊN ĐỨC - 10 NĂM MỘT HÀNH TRÌNH VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (10/10/2019)
- NGÔI THAI NGƯỢC VÀ LỰA CHỌN MỔ ĐẺ TẠI THIÊN ĐỨC (10/10/2019)
- DẤU HIỆU THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ (10/10/2019)
- SỐT XUẤT HUYẾT NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH HỒI PHỤC? (07/10/2019)
- NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH (07/10/2019)
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT SỎI TÚI MẬT GÂY BIẾN CHỨNG (04/10/2019)
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CẮT SẸO CHUYỂN VẠT DA TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC (03/10/2019)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ POLYP MŨI XOANG (02/10/2019)