SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy tĩnh mạch là để chỉ những trường hợp máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết.
Vì một số nguyên nhân nào đó dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược lại gây ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.
Bệnh suy tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.
Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Do tuổi tác
Tuổi tác cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bởi vì khi chúng ta ngày một lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa, chức năng suy giảm.
Vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh luôn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ người trẻ tuổi bị bệnh. Chính vì thế, việc chăm sóc sức khỏe cho những người cao tuổi phải được quan tâm đặc biệt.
Do tình trạng cân nặng
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh, người ta nhận ra rằng người béo phì có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bởi vì tình trạng thừa cân béo phì thường khiến chúng ta mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch, đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Do những thói quen xấu
Bên cạnh hai nguyên nhân kể trên, những người có đặc thù công việc là phải đứng hoặc vận động mạnh có khả năng bị bệnh. Khi làm việc, bạn nên vận động vừa sức và dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Một số người bị suy giãn tĩnh mạch chân là do ảnh hưởng gen di truyền của gia đình, ngoài ra người phụ nữ cũng là đối tượng thường bị bệnh. Lý do đó là hormone của họ bị thay đổi, rối loạn trong một số thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hoặc khi có em bé.
Triệu chứng nhận biết suy giãn tĩnh mạch
Dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường tỏ ra chủ quan với các triệu chứng của bệnh, ví dụ như chân hay có cảm giác nóng rát, tê và nặng chân, đặc biệt là phần bắp chân. Bên cạnh đó, một số người còn gặp tình trạng chuột rút chân, hiện tượng này thường xảy ra vào buổi tối đi ngủ khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.
Càng ngày, những triệu chứng này càng rõ rệt, người bệnh thường xuyên bị sưng đau chân, nhất là vùng mắt cá chân. Nếu như phải vận động mạnh hoặc đứng quá lâu, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt một số dấu hiệu kể trên.
Dấu hiệu thường gặp khi bệnh đã tiến triển nặng
Nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn chúng mới hình thành thì các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong đó, tĩnh mạch bắt đầu giãn lớn, phình to, chúng ta có thể sờ và nhìn thấy rất rõ. Khi chạm vào chỗ bị sưng thì bạn cảm thấy đau đớn.
Một số bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân còn gặp tình trạng sưng tấy chân, thậm chí là nhiễm trùng, da phù nề. Nếu như bạn không đi khám sớm thì vết nhiễm trùng đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe. Càng ngày, chúng càng loét sâu hơn và lan sang các vùng da xung quanh.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Người mắc bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mọi vận động khá là khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch sẽ nổi rất rõ trên da gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên nếu không điều trị gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng: huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi( tắc mạch máu ở phổi) nguy hiểm và gây tử vong cao, đau mạn tính và loét chân, phù mạch bạch huyết thứ phát.
Bệnh suy tĩnh mạch tiến triển chậm ở những giai đoạn sớm khó nhận biết các triệu chứng, chính vì vậy những người bệnh có yếu tố nguy cơ như mang thai nhiều lần, công việc hay phải ngồi lâu, đứng lâu hay có bất cứ triệu chứng nào của bệnh nên khám bệnh sớm điều trị mang lại nhiều hiệu quả và tránh những biến chứng của bệnh
Các tin khác
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SIÊU ÂM ĐẦU DÒ (08/11/2020)
- KHÀN TIẾNG VÀ NHỮNG BỆNH LÝ NGUY HIỂM (05/11/2020)
- 3 THỜI ĐIỂM PHÁT HIỆN SỚM DỊ TẬT THAI NHI (03/11/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ AMIDAN QUÁ PHÁT (02/11/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM (30/10/2020)
- CÓ NÊN NỘI SOI DẠ DÀY, ĐẠI TRÀNG CÙNG LÚC KHÔNG? (28/10/2020)
- BỆNH THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (26/10/2020)
- DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT BÙNG PHÁT: DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (25/10/2020)