NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ TRONG MÙA NẮNG NÓNG
Vào mùa nắng nóng độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát. Trẻ em dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém, cha mẹ cần lưu ý để giúp trẻ có thể phòng tránh được những căn bệnh này.
1. Tiêu chảy
Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.
2. Ngộ độc thức ăn
Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo qui trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường.
3. Nhiễm siêu vi
Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn…Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, chúng ta cần phải chú ý để có cách phòng ngừa chủ động bằng các loại vắc xin sắn có như siêu vi Cúm, siêu vi Sởi, siêu vi gây bệnh Thủy đậu, bệnh Quai bị, bệnh sốt phát ban Rubella…
4. Viêm não nhật bản B
Mùa nắng nóng, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não nhật bản B ở trẻ em thường tăng cao hơn mùa mưa, là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên bệnh lý này hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.
5. Viêm màng não ở trẻ em
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1, trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 bệnh viện tiếp nhận hàng chục trường hợp bị viêm màng não và số mắc ngày càng tăng, cụ thể là ngày 31-3-2012 có 39 trẻ mắc thì ngày 5-4-2012 số trẻ em vào viện vì bệnh này đã là 58, trong đó có tới 14 trẻ bị biến chứng nặng. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP. Hồ Chí Minh), trung bình mỗi ngày có 10 - 20 trẻ nhập viện do viêm màng não. So với năm trước, số trẻ nhập viện vì viêm màng não đã tăng gấp đôi. Đáng ngại nhất, trong số các trẻ nhập viện có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, điển hình là biến chứng thần kinh co giật.
6. Bệnh tay chân miệng (TCM)
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ… nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh-Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 15 trẻ mắc TCM nhập viện, trong lúc còn hơn 60 bệnh nhi đang điều trị, nhiều ca rất nặng do biến chứng thần kinh.
7. Sốt xuất huyết (SXH):
Sốt xuất huyết thường tăng cao vào mùa hè nắng nóng, là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thường gia tăng vào mùa mưa. Khi ở dạng nhẹ bệnh sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
8. Các bệnh khác
Thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu, hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng
- Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: như rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
- Ăn uống hợp vệ sinh: việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
- Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể tạo thói quen ngủ mùng, tham gia phong trào diệt lăng quăng…để thực hiện tốt phương châm “nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết”.
- Tăng cường lượng dịch uống: để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội…giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
- Tiêm ngừa đầy đủ: tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trè được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín. Để được tư vấn trực tiếp hoặc đăng ký lịch trực tuyến, Quý Khách vui lòng bấm 1900 969638 hoặc 024 2214 7777 để được hỗ trợ.
Các tin khác
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ POLYP MŨI (05/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN (24/12/2021)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID - 19 (19/06/2021)
- BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC TIÊM VẮC-XIN COVID-19 CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y TẾ (17/06/2021)
- DẤU HIỆU CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 BẠN CẦN BIẾT (03/06/2021)
- ĐOÀN CÁN BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC LÊN ĐƯỜNG CHI VIỆN TỈNH BẮC GIANG CHỐNG DỊCH COVID-19 (02/06/2021)
- VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT Ở TRẺ NHỎ (25/03/2021)
- THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ ĐIỂU TRỊ ĐƯỢC DỨT ĐIỂM KHÔNG? (18/03/2021)