Tin tức

VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT Ở TRẺ NHỎ

25/03/2021   7852 lượt xem

Viêm tai xung huyết là một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng, dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT LÀ GÌ?

Viêm tai giữa xung huyết là một dạng tổn thương của ống tai giữa. Đó là sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ và gây rỉ dịch. Dịch trong trường hợp này thông thường là dịch nhầy, nước, không có mủ. 

Viêm tai giữa xung huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị [2021 ]

Viêm tai giữa xung huyết thường xảy ra ở giai đoạn cấp tính, và thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT

Khi ống Eustache (ống nối tai giữa với hầu họng) bị viêm, không gian trong ống bị thu hẹp một phần hoặc đóng toàn bộ. Điều này khiến chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ, gây ra viêm tai giữa xuất huyết.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh này:

  • Tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá,…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Trẻ nằm khi bú bình
  • Áp suất không khí tăng lên đột ngột, thường là khi đi máy bay

TRIỆU CHỨNG GÂY VIÊM TAI GIỮA

Khi bị viêm tai giữa xung huyết, người bệnh thường có những triệu chứng điển hình kèm theo một số biểu hiện nhiễm trùng. Cụ thể:

  • Ứ đọng trong tai
  • Dịch trong tai rỉ ra bên ngoài
  • Giảm thính lực
  • Sốt
  • Đau nhức tai
  • Lười ăn và rối loạn giấc ngủ
  • Trẻ mệt mỏi, cáu gắt và quấy khóc

DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH TÂM THẦN

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT

Nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, viêm tai giữa xung huyết có thể gây một số biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân:

  • Mất thính lực
  • Viêm tai giữa mạn tính
  • Thủng màng nhĩ
  • Tổn thương thần kinh
  • Viêm màng não
  • Áp-xe nội sọ
  • Giảm khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT

Tùy vào mức độ tổn thương tai giữa, độ tuổi của trẻ, giai đoạn của bệnh, các bác sỹ sẽ có phương án điều trị phù hợp.

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa xung huyết đều phát triển chậm. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi và các triệu chứng nhẹ, bệnh thường khỏi trong khoảng vài tuần đến một tháng. 

Tuy nhiên nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, cần điều trị ngay để tránh những biến chứng nặng nề.

Trong trường hợp này, bác sỹ thường chỉ định điều trị nội khoa bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn tình trạng tái phát. 

Nếu tình trạng ứ đọng kéo dài, trẻ có thể phải đặt ống tai. Với phương pháp này, các bác sỹ sẽ sử dụng ống nhỏ đi qua màng nhĩ để hút bỏ chất lỏng tích tụ trên bên ngoài, giúp tai khô ráo và thông thoáng. 

Phòng Khám Nhi Khoa an toàn, chất lượng mùa Covid-19 | Jio Health

CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRÁNH VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT CHO TRẺ

Tăng sức đề kháng, hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh là nguyên tắc trong phòng ngừa viêm tai giữa xung huyết. Cụ thể các biện pháp đó là:

  • Tiêm phòng nhằm hạn chế các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Điều trị sớm, tích cực cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng,…
  • Để trẻ ngồi thay vì nằm khi bú bình
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, giữ không gian sống thông thoáng, các vật dụng sạch sẽ
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
  • Tập cho trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn

Tại bệnh viện Thiên Đức, bạn sẽ được đội ngũ bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám giúp phát hiện sớm các bệnh lý Tai – Mũi – Họng cũng như các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác các loại bệnh tật, là cơ sở để các bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Đội ngũ điều dưỡng, chuyên viên chu đáo, nhiệt tình sẽ khiến bạn luôn cảm thấy thoải mái và an tâm. Bên cạnh đó, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh được áp dụng linh hoạt giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn được chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh như ý.