NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID - 19
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong.
Cũng giống như các loại vắc xin giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm khác. Vắc xin COVID-19 giúp cơ thể chúng ta phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi rút gây bệnh COVID-19.
Vậy chúng ta cần chuẩn bị gì trước khi tiêm ngừa Covid-19
- Hãy mang theo chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế…
- Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
- Thực hiện Thông điệp 5K và ăn uống đầy đủ.
- Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân.
- Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế về loại vaccin được tiêm, lịch tiêm mũi tiếp theo; các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử trí.
Để phòng ngừa dịch bệnh, ngoài thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ y tế thì tiêm vắc xin giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ nặng khi mắc bệnh, càng nhiều người được tiêm ngừa chúng ta càng có thể kết thúc đại dịch Covid 19 nhanh hơn nữa.
Lưu ý:
- Tại thời điểm đi tiêm, người tham gia tiêm chủng cũng cần thông báo đầy đủ cho y bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng với bất cứ tác nhân nào, đặc biệt là dị ứng với liều tiêm vắc-xin COVID trước đó.
- Trong buổi tiêm, cần tuân thủ các quy định của buổi tiêm theo đúng quy trình của Bộ Y tế
- Sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút
- Sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần theo dõi sức khỏe bản thân ít nhất 2 ngày. Những điểm cần lưu ý bao gồm các dấu hiệu tại chỗ như sưng, nóng, đỏ tại nơi tiêm (chú ý tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì vào nơi tiêm).
- Nếu có sốt, theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt
- Nếu phát hiện bất thường về sức khỏe, phải báo nga cho nhân viên y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời, lưu giữ cẩn thận phiếu xác nhận tiêm chủng và mang đến điểm tiêm khi đi tiêm mũi tiếp theo
Các tin khác
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ POLYP MŨI (05/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN (24/12/2021)
- BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC TIÊM VẮC-XIN COVID-19 CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y TẾ (17/06/2021)
- DẤU HIỆU CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 BẠN CẦN BIẾT (03/06/2021)
- ĐOÀN CÁN BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC LÊN ĐƯỜNG CHI VIỆN TỈNH BẮC GIANG CHỐNG DỊCH COVID-19 (02/06/2021)
- VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT Ở TRẺ NHỎ (25/03/2021)
- THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ ĐIỂU TRỊ ĐƯỢC DỨT ĐIỂM KHÔNG? (18/03/2021)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THIẾU MÁU (11/03/2021)