THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ KHÁM PHỤ KHOA
Khám phụ khoa là sự kiểm tra cũng như tầm soát các bệnh lý tại cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Đây là việc cần được chú trọng đúng mức tương tự như khám sức khỏe định kỳ, nhằm giúp phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị sớm.
Khám phụ khoa trước giờ luôn là một vấn đề được chị em coi là “nhạy cảm”, “khó nói”. Vì vậy không ít lần vấn đề này ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của chị em. Việc tìm hiểu và trang bị kiến thức về sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc vùng “nhạy cảm” là hết sức quan trọng.
Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh khó nói của nhiều chị em phụ nữ
Tại sao nên đi khám phụ khoa định kỳ?
Dù bạn đang không gặp bất cứ vấn đề gì, việc đi khám phụ khoa định kỳ vẫn cần thiết. Bác sĩ có thể tầm soát và kiểm tra xem liệu bạn có đang mắc những dấu hiệu sớm của bệnh phụ khoa hay không. Dưới đây là một số lợi ích mà khám phụ khoa mang lại:
- Giúp bạn hiểu cơ thể mình và cách chăm sóc cơ thể tốt hơn.
- Giúp bạn biết thế nào là tình trạng bình thường, từ đó có thể nhận thấy bất kỳ thay đổi nào, ví dụ như dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo.
- Bác sĩ có thể tìm ra các vấn đề sớm, từ đó điều trị sớm trước khi bệnh phát triển.
- Giải thích về những vấn đề thắc mắc về vùng kín thường gặp.
- Dạy bạn cách tự bảo vệ mình nếu bạn có quan hệ tình dục.
Bác sĩ phụ khoa có thể trả lời bất kì câu hỏi nào về các thay đổi có thể xảy ra với cơ thể của bạn. Khám phụ khoa thường xuyên giúp việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn thuận lợi hơn, dễ dàng xử lý các vấn đề từ sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khám phụ khoa lúc nào tốt nhất?
Nên đi khám bác sĩ phụ khoa để sàng lọc mỗi năm và bất cứ khi nào phụ nữ lo lắng về các triệu chứng như đau vùng chậu, âm hộ và đau âm đạo hoặc chảy máu bất thường từ tử cung.
Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào của vùng kín, bạn nên hẹn lịch khám phụ khoa càng sớm càng tốt
Một số dấu hiệu bất thường hay gặp gồm:
- Vấn đề tình dục: Chúng có thể bao gồm đau dai dẳng hoặc tái phát ngay trước, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Đau trong khi thâm nhập có thể được gây ra bởi sự co thắt không tự nguyện các cơ của thành âm đạo (vaginismus). Các cơ ở sàn chậu có thể trở nên căng thẳng, gây đau mãn tính và đau khi giao hợp. Khô âm đạo, thường xảy ra sau khi mãn kinh, cũng có thể gây đau khi giao hợp.
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác nhau có thể ảnh hưởng đến âm đạo, bao gồm chlamydia, lậu, mụn cóc sinh dục, giang mai và mụn rộp sinh dục. Các dấu hiệu có thể bao gồm dịch tiết âm đạo bất thường hoặc loét sinh dục.
- Viêm âm đạo: Nhiễm trùng hoặc thay đổi sự cân bằng bình thường của nấm âm đạo và vi khuẩn có thể gây viêm âm đạo. Các triệu chứng bao gồm tiết dịch âm đạo, mùi, ngứa và đau. Các loại viêm âm đạo phổ biến bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men và nhiễm trichomonas.
- Giãn cơ sàn chậu. Nếu dây chằng hỗ trợ và các mô liên kết giữ tử cung và thành âm đạo tại chỗ trở nên yếu, tử cung, bàng quang, trực tràng hoặc thành âm đạo có thể trượt xuống (prolapse). Điều này có thể gây rò rỉ nước tiểu trong khi ho và hắt hơi hoặc phình ra trong âm đạo.
- Một số bệnh hiếm gặp khác: U nang âm đạo có thể gây đau khi quan hệ tình dục hoặc gây khó khăn khi chèn tampon. Ung thư âm đạo - lần đầu tiên có thể xuất hiện dưới dạng chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh hoặc quan hệ tình dục - cũng là một khả năng hiếm gặp.
Mặc dù không phải tất cả các vấn đề về âm đạo đều có thể được ngăn chặn, kiểm tra thường xuyên có thể giúp đảm bảo rằng các vấn đề ảnh hưởng đến âm đạo của bạn được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Đừng để sự bối rối ngăn cản bạn nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào của bạn về sức khỏe âm đạo.
Các tin khác
- SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM THẾ NÀO? (28/07/2019)
- QUYỀN LỢI KHI KHÁM BHYT TRÁI TUYẾN TẠI THIÊN ĐỨC (28/07/2019)
- CHỤP TỬ CUNG VÒI TRỨNG CÓ ĐAU KHÔNG? (28/07/2019)
- CHỤP X-QUANG TỬ CUNG VÒI TRỨNG - CHẨN ĐOÁN VÔ SINH DO TẮC VÒI TRỨNG (26/07/2019)
- SỎI THẬN KÍCH THƯỚC BAO NHIÊU THÌ PHẢI MỔ? (26/07/2019)
- QUAN TÂM SỨC KHỎE NGUỒN NHÂN LỰC - GIA TĂNG GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP (24/07/2019)
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM U XƠ TỬ CUNG (24/07/2019)
- TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ SỐT VIRUS Ở TRẺ EM (24/07/2019)
- KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN CÓ CẦN THIẾT? (23/07/2019)
- BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THIÊN ĐỨC VINH DỰ ĐẠT DANH HIỆU BỆNH VIỆN XANH (23/07/2019)