TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ SỐT VIRUS Ở TRẺ EM
Sốt virus là một căn bệnh đường hô hấp dễ lây, triệu chứng điển hình là trẻ bị sốt cao đột ngột kèm theo một số triệu chứng như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban. Sốt virus thường ít gây nguy hiểm ở người lớn, nhưng đối với trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ gay nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy các mẹ cần có thêm hiểu biết về bệnh này.
Nguyên nhân
Virus này lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp, như với tay bị nhiễm virus. Trẻ em sẽ thành nguồn lây lan bệnh sau khoảng 10 ngày bắt đầu có triệu chứng sốt virus, mặc dù một số triệu chứng có thể kéo dài đến hai tuần. Trẻ em nhỏ hơn hai tuổi có nguy cơ mắc phải các biến chứng của sốt virus rất cao. Có rất nhiều loại sốt virus, nhưng nếu con bạn bị cúm do virus (cúm) và không được điều trị, bé có thể mắc phải những biến chứng như viêm phổi.
Triệu chứng
Thông thường khi trẻ bị sốt virus, trẻ thường sẽ gặp những dấu hiệu sau trong vòng 3 – 5 ngày:
– Sốt: Một trong những triệu chứng đầu tiên là sốt cao liên tục trong ngày. Nhiệt độ cơ thể có khi lên đến 39 đến 41 độ C. Sốt nặng nhất thường vào buổi chiều hoặc ban đêm. Các mẹ cần lưu ý, vào ban đêm khi con ngủ nên kiểm tra nhiệt độ của con thường xuyên.
– Những cơn đau: Sốt virus không chỉ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao mà còn gây nên những cơn đau nhức trên cơ thể. Trẻ có thể bị đau cơ bắp, đau khắp mình mẩy, đau đầu, quấy khóc.
– Viêm long đường hô hấp thường đi kèm với triệu chứng sốt, trẻ nhỏ sẽ không tránh khỏi những cơn ho, viêm họng, chảy nước mũi, hắt hơi…
– Viêm hạch: Hạch thường xuất hiện và sưng to ở vùng cổ, vùng đầu khiến bé đau đớn.
– Rối loạn tiêu hóa: bé chán ăn, đi tiêu phân lỏng, phân có chất nhầy.
– Mắt mờ: virus gây sốt có thể khiến thị lực bé suy giảm, mắt nhìn mờ, liên tục chảy nước mắt, mắt đỏ.
Điều trị sốt virus ở trẻ em
- Hạ sốt: Khi sốt < 38,5 độ C sử dụng các phương pháp vật lý như chườm bằng nước ấm vào các vùng trán, nách, bẹn. Khi sốt từ 38,5 độ C chườm ấm cho đến khi thân nhiệt còn 37 độ. Chú ý nếu trẻ có tiền co giật nên sử dụng thuốc khi trẻ sốt từ 38 độ C.
- Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao hay có tiền sử co giật nên kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.
- Bù nước và điện giải: Khi sốt cao cơ thể bị mất nước và điện giải dẫn đến rối loạn cân bằng nước và điện giải. Bù nước và điện giải bằng oresol, hydrite pha theo tỷ lệ trên bao bì và uống theo nhu cầu.
- Chống bội nhiễm: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhỏ mắt mũi bằng dung dịch nước muối 0,9%
- Chế độ dinh dưỡng: sử dụng thức ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin C bằng các loại quả.
Lưu ý, khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và kèm theo các dấu hiệu ngủ li bì, buồn nôn, đau đầu liên tục, đặc biệt là xuất hiện co giật. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có thuốc hạ sốt theo toa chỉ định.
Các tin khác
- BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THIÊN ĐỨC VINH DỰ ĐẠT DANH HIỆU BỆNH VIỆN XANH (23/07/2019)
- KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN CÓ CẦN THIẾT? (23/07/2019)
- PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG U CƠ MỠ MẠCH THẬN TẠI BV ĐKQT THIÊN ĐỨC (21/07/2019)
- HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT SỐT VIRUS VỚI SỐT XUẤT HUYẾT (21/07/2019)
- BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC CHÍNH THỨC KÝ HỢP TÁC VỚI CỘNG ĐỒNG BẦU (19/07/2019)
- TRƯỜNG HỢP PHÁT HIỆN UNG THƯ TIÊU HÓA SỚM TẠI THIÊN ĐỨC (19/07/2019)
- NỘI SOI TIÊU HÓA CHẨN ĐOÁN UNG THƯ SỚM (18/07/2019)
- NHỮNG KIÊNG CỮ SAU SINH MẸ CẦN CHÚ Ý ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE (17/07/2019)
- THỰC PHẨM LÀM TĂNG LƯỢNG CHOLESTEROL TỐT (17/07/2019)
- NHỮNG LƯU Ý KHI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT (17/07/2019)