Tin tức

NỒNG ĐỘ BETA HCG BAO NHIÊU THÌ CÓ THAI?

28/04/2020   24008 lượt xem

HCG là một hormone đặc biệt quan trọng tiết ra ở phụ nữ mang thai, phản ánh gián tiếp tình trạng sức khỏe của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ beta HCG được định lượng trong máu hoặc nước tiểu là căn cứ xác định người phụ nữ có mang thai hay không?

Xét nghiệm hCG là gì?
HCG là tên viết tắt của loại hormone Chorionic gonadotropin trong cơ thể con người và được sản xuất ra trong thai kỳ. Loại hormone này được tạo ra trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Chính vì thế con số chỉ nồng độ HCG cho biết rằng cơ thể phụ nữ đang mang thai.


Khi nào thì xuất hiện hormone HCG?
Ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung, nồng độ beta hCG bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong máu. Sau khoảng 7 – 11 ngày từ khi thụ thai thì nồng độ HCG có thể được phát hiện bằng que thử thai, sau khoảng 11 ngày thì có thể xét nghiệm máu để phát hiện và sau 12 – 14 ngày thì xét nghiệm bằng nước tiểu.
Khi thai mới hình thành, lượng HCG còn khá thấp, tuy nhiên chúng sẽ tăng nhanh sau một thời gian ngắn. Thông thường, nồng độ HCG trong máu sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ. Nồng độ này sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng 8 đến 11 tuần đầu của thai kỳ, sau đó nó sẽ giảm dần và chững lại ở phần sau của thai kỳ.
Xin lưu ý rằng, không phải chỉ ở phụ nữ mới xuất hiện hormone beta hCG. Một số bác sĩ chỉ định xét nghiệm beta hCG ngay cả ở nam giới để xác định những khối u tế bào mầm như ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, khi tầm soát các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong quá trình mang thai, xét nghiệm beta hCG trong máu người mẹ cũng là một xét nghiệm vô cùng quan trọng.
Một số điều cần biết về nồng độ HCG
Xét nghiệm beta hCG được thực hiện trên máu hoặc nước tiểu. Đây là xét nghiệm dễ thực hiện, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai lệch kết quả nên kỹ thuật xét nghiệm thực hiện nhanh chóng, cho kết quả chính xác.


Nồng độ HCG ở các thai phụ cũng rất khác nhau, không nên so sánh chỉ số này với một ai khác đang mang thai bởi vì không ai có nồng độ HCG giống ai. Sau mỗi ngày mỗi giờ nồng độ này đã thay đổi và rất khác nhau.
Đối với người phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính. Đối với phụ nữ mang thai thì nồng độ này đạt trên 25 mIU/mL. Nếu nồng độ HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra và theo dõi nồng độ HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không. Nồng độ HCG cũng thay đổi theo tuổi thai và bạn có thể tham khảo các mức HCG dưới đây:

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/mL
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/mL
  • 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/mL
  • 6 tuần: 1.080 – 56.500 mIU/mL
  • 7 – 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/mL
  • 9 – 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/mL
  • 13 – 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/mL
  • 17 – 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/mL
  • 25 – 40 tuần: 3.640 – 117.000 mIU/mL

Trong 3 tháng đầu tiên, nồng độ HCG vẫn tăng thì đó là một dấu hiệu bình thường. Nếu nồng độ HCG thấp, cần phải theo dõi và kiểm tra xem nó có tăng trở lại trong 48 – 72 giờ trong vòng 3 tháng đầu hay không. Nồng độ HCG thấp có thể bị sảy thai hoặc rụng trứng cũng có thể là thai ngoài tử cung. Nồng độ HCG cao có thể mang thai hoặc mang thai nhiều lần. 

Sau khi sinh nở hoặc sẩy thai thì nồng độ HCG sẽ trở lại bình thường sau khoảng 4 – 6 tuần, tức là trở lại mức ≤ 5 mIU/mL.

Xét nghiệm beta hCG chỉ giúp xác định có thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi chứ không phản ánh được giới tính hay trí tuệ của thai nhi.Chính vì vậy, bà mẹ không nên quá lo lắng về nồng độ beta HCG, không nên theo dõi xét nghiệm liên tục, trong khi sức khỏe của bé còn có thể được đánh giá qua những chỉ số khác, những phương tiện khác. Theo đó, mẹ bầu nên chăm sóc bản thân, khám thai định kỳ, kết hợp ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị sẵn sàng để chào đón con ra đời.