Tin tức

NHỮNG LƯU Ý TRẦM CẢM KHI MANG THAI

26/04/2020   5242 lượt xem

Phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai không những gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của em bé trong bụng mẹ. Nghiên cứu cho thấy khoảng 7% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Tỷ lệ này có thể cao hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nếu muốn kiểm soát được tình trạng nguy hiểm thầm lặng này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân càng sớm càng tốt!

Tình trạng trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài. Tình trạng này xảy ra thường xuyên gấp đôi ở phụ nữ so với nam giới và khởi phát đỉnh điểm trầm cảm trong những năm sinh sản của phụ nữ.

Nhiều người cho rằng mang thai là một khoảng thời gian hạnh phúc khi nuôi dưỡng và chờ đợi bé yêu chào đời, có tới khoảng 10% đến 20% các phụ nữ mang thai phải đối mặt với các triệu chứng trầm cảm.
Một số triệu chứng trầm cảm, chẳng hạn như thay đổi giấc ngủ, chán nản, mệt mỏi, thèm ăn và ham muốn, tương tự như các triệu chứng của thai kỳ.
Một số triệu chứng trầm cảm, chẳng hạn như thay đổi giấc ngủ, chán nản, mệt mỏi, thèm ăn và ham muốn, tương tự như các triệu chứng của thai kỳ.Do đó, chúng ta thường nhầm lẫn các triệu chứng này của bệnh trầm cảm với các biểu hiện trong thai kỳ. 
Chứng trầm cảm mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng làm việc của người mẹ mà còn cả thai nhi trong bụng.

Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm khi mang thai

  • Sự lo lắng, áp lực tài chính
  • Cuộc sống căng thẳng, áp lực
  • Bản thân hay gia đình có tiền sử trầm cảm 
  • Không có sự chia sẻ từ người thân, gia đình
  • Mang thai ngoài ý muốn
  • Có vấn đề về thai sản, khó thụ thai hoặc đã từng sẩy thai

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai
Tâm trạng mẹ bầu dễ thất thường nên phụ nữ mang thai thường có lúc những lúc xúc động. Tuy nhiên, nếu sự buồn chán và căng thẳng gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày thì các mẹ bầu hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân. Những dấu hiệu cho thấy bạn bị trầm cảm khi mang thai bao gồm:

  • Lo lắng quá mức về thai nhi
  • Hay tự ti về bản thân, chẳng hạn như cảm thấy bản thân chưa xứng đáng để trở thành cha mẹ
  • Không tìm thấy được niềm vui từ các hoạt động thú vị
  • Dễ mất tinh thần
  • Không tư chăm sóc bản thân trước khi sinh kỹ càng
  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp
  • Tăng cân kém do chế độ ăn không đầy đủ hoặc kén ăn
  • Thường có suy nghĩ tiêu cực và tìm đến cái chết

Khắc phục trầm cảm khi mang thai như thế nào?

  • Đơn giản hóa vấn đề: Đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì lau nhà, dọn cửa, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.
  • Nói ra: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
  • Thiết lập sự ủng hộ: Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
  • Thư giãn: Các thai phụ thường được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hằng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.
  • Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
  • Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Nếu được hướng dẫn bởi một người tập yoga chuyên nghiệp, thai phụ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ và giảm bớt căng thẳng.

Nếu trầm cảm quá nặng bạn có thể phải dùng thuốc. Các nghiên cứu về tác dụng của thuốc chống trầm cảm đối với thai nhi cho thấy uống thuốc chống trầm cảm khi đang mang thai là tương đối an toàn. Tuy nhiên, điều này có thể gây dị tật cho thai nhi như dị tật tim, hộp sọ bất thường.


Bạn hãy cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm như citalopram (Celexa), fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor XR),.. đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Chuẩn bị đón một em bé chào đời là hết sức bận rộn nhưng sức khỏe của người mẹ khi mang thai cần luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, bạn hãy từ bỏ suy nghĩ muốn hoàn thành mọi việc và thư giãn nhiều hơn. Chăm sóc tốt cho bản thân là điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của con yêu trong bụng.

Bạn cũng nên chia sẻ cởi mở với chồng, người thân trong gia đình và bạn bè về những điều khiến bạn băn khoăn. Nếu bạn vẫn cảm thấy chán nản và lo lắng, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý để thử những liệu pháp trị liệu phù hợp.

Trầm cảm trong thai kỳ gây ảnh hưởng tiêu cực lên cả mẹ và bé nhưng vẫn có cách phòng ngừa và điều trị. Nếu bạn cần được chia sẻ hay giúp đỡ thì đừng ngần ngại nói ra. Những gia đình có phụ nữ đang mang thai hãy chú ý quan tâm và chăm sóc để những người mẹ tương lai được vui vẻ chào đón bé nhé.