NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN LƯU Ý TRONG THỜI TIẾT MÙA HÈ
Thời tiết đang bước vào những ngày nắng nóng và nó là một trong những "khắc tinh" của mẹ bầu. Bởi nhiệt độ cơ thể phụ nữ khi man thai thường cao hơn so với người bình thường. Để tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết khó chịu của mùa hè, những thông tin sau sẽ giúp cho các mẹ có một mùa hè thật tuyệt với bé yêu.
Giữ nhà cửa luôn thoáng mát
Môi trường sống ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể của bà bầu. Đặc biệt nhiều bà mẹ khi mang thai có làn da rất nhạy cảm với ảnh nắng mặt trời. Bởi vậy các mẹ cần phải sinh hoạt ở những nơi thoáng mát, có bóng râm để có thể tự làm mát cơ thể mình. Ngoài ra để chăm sóc bà bầu một cách tốt nhất cũng nên trang bị thêm quạt hơi nước, máy phun sương để giữ độ ẩm trong phòng lạnh,...
Chế độ dinh dưỡng có tác dụng giải nhiệt
Trong mùa hè thì chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu ưu tiên các món thanh mát giúp giải nhiệt góp phần hạn chế bớt những cảm giác khó chịu do thời tiết. Mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng từ đạm, đường, múi khoáng,... Vào mùa hè cơ thể mẹ bầu sẽ bài tiết mồ hôi nhiều hơn để cân bằng và điều hòa nhiệt độ. Điều này khiến mẹ bầu dễ bị mất nước có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Bởi thể mẹ nên uống nhiều nước và uống thường xuyên, có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Lượng nước cần phải bổ sung vào mùa hè là từ 2,5 - 3 lít mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc ăn thêm các loại hoa quả nhiều nước, vitamin và khoáng chất cũng giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và đảm bảo sức khỏe hơn trong những ngày hè đấy. Đặc biệt, mẹ bầu cũng nên lưu ý không uống nước quá lạnh, nhất là sau khi đi nắng về. Nước lạnh không làm tăng cảm giác mát mẻ mà chỉ làm các mạch máu co đột ngột, dễ làm mẹ bị cảm và viêm họng.
Tránh ngồi sai tư thế
Tình trạng sưng phù chân là một trong triệu chứng khá phổ biến trong thời kỳ mang thai nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ. Tình trạng này diễn ra vào mùa hè lại càng làm cho mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu hơn. Hạn chế tình trạng này chị em nên có tư thế ngồi đúng và kế chân trên ghế hoặc đệm. Tránh phải đứng hoặc ngồi một khoảng thời gian quá lâu gây phù chân và đau xương khớp.
Chọn đồ bầu rộng, thoáng
Chăm sóc bà bầu trong những ngày hè không chỉ chăm sóc thân thể mà còn cần chú ý đến trang phục. Những nguyên liệu từ thiên nhiên như cotton sẽ giúp cho mẹ bầu thấm hút mồ hôi tốt, giảm cảm giác bí bách, ngột ngạt. Dù trong những tháng đầu hay tháng cuối, các mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên mặc quần áo bó sát. Đặc biệt là đồ lót chật và không bằng vải cotton.
Hạn chế tắm nước lạnh
Tắm nước lạnh không hề giúp tăng cảm giác mát mẻ mà chỉ làm các mạch máu có đột ngột, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe bà bầu. Thay vào đó, tắm nước ấm mới là phương án tốt nhất để chăm sóc bà bầu vui khỏe.
Lưu ý khi dùng máy lạnh
Máy lạnh và các thiết bị làm mát là lựa chọn lý tưởng để hạ nhiệt cho mẹ bầu trong mùa hè. Tuy nhiên, việc liên tục đi vào phòng máy lạnh rồi lại ra ngoài nhiệt độ tự nhiên sẽ khiến mẹ dễ bị cảm. Vì vậy, khi đã sử dụng máy lạnh, mẹ không nên đi ra ngoài nhiều. Nếu từ bên ngoài trở về nhà, muốn vào phòng máy lạnh, mẹ nên lau sạch mồ hôi, đứng một lúc cho cơ thể hạ nhiệt rồi mới bước vào môi trường máy lạnh. Nếu mẹ không quen chịu lạnh, nhiệt độ lý tưởng ở trong phòng nên là từ 27 đến 28 độ C.
Chọn những giờ khám thai phù hợp
Việc chăm sóc bà bầu trong suốt thai kỳ không thể thiếu những buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo khám thai đúng lịch hẹn, mẹ còn cần chú ý đến điều kiện thời tiết. Những ngày hè, trời có thể rất nóng bức và mưa bất chợt. Trước khi đến hẹn khám thai, mẹ nên lưu ý những điều này để tránh gặp bất lợi, chẳng hạn như nắng nóng làm mất nước, mệt mỏi hoặc bị mắc mưa dễ dẫn tới cảm lạnh.
Mẹ có thể mang theo khăn mặt, nước uống khi đi khám thai để rửa mặt, uống bù nước làm mát cơ thể trong thời gian chờ đợi. Ngoài ra, mẹ nên áp dụng một số biện pháp như:
- Đặt số thứ tự khám thai trước để không phải chờ đợi lâu.
- Chọn giờ khám thai ngoài giờ ở các bệnh viện phụ sản lớn để có thể đến vào buổi chiều mát.
Những điều cần thiết trong bữa ăn mùa hè
- Ăn nhiều loại thực phẩm để giữ cho bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Khoảng 6-11 khẩu phần ngũ cốc (ở Việt Nam thường là cơm và bánh mì); 2-4 khẩu phần hoa quả, 4 khẩu phần rau xanh, 4 khẩu phần sữa và 3 khẩu phần protein (có trong trứng, thịt lợn, cá, thịt gia cầm, đậu đỗ, lạc...)
- Ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, mì ý, gạo, rau củ quả.
- Hấp thu vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, nếu hấp thu đủ vitamin và khoáng chất từ bữa ăn thì không cần hấp thu vitamin tổng hợp nữa.
- Ăn ít nhất 3 khẩu phần thực phẩm giàu sắt trong ngày để chắc chắn rằng mỗi ngày bạn có khoảng 27mg sắt.
- Uống ít nhất 4 cốc sữa trong ngày hoặc các sản phẩm chứa canxi để bạn nhận được khoảng 1000-1300mg canxi cần thiết cho thai nhi và cho cơ thể bạn.
- Bạn cần khoảng 70mg vitamin C mỗi ngày vì thế nên ăn nhiều nguồn có chứa vitamin C như bưởi, cam, dâu tây, bông cải xanh, mật ong, đu đủ, súp lơ.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A. Tuy nhiên, nếu hấp thu vitamin A quá nhiều sẽ gây ra dị tật cho thai nhi. Những nguồn thực phẩm chứa vitamin A là cà rốt, bí ngô, khoai lang, dưa đỏ, rau bina, củ cải, lá củ cải đường.
- Mỗi phụ nữ mang thai vẫn phải hấp thu 0.4mg axit folic mỗi ngày để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật. Nguồn thực phẩm đó là các lá rau xanh thẫm, các loại họ đậu như đậu lima, đậu đen...
Lưu ý : Trong mùa hè, bạn nên ăn nhiều rau xanh, bữa ăn uống nhiều canh và uống nhiều nước, sinh tố trái cây để đảm bảo được lượng nước ổn định cho cơ thể.
Những điều nên tránh trong bữa ăn mùa hè
- Hạn chế uống rượu. Uống các chất cồn khiến bạn có thể bị sinh non, bé sinh nhẹ cân, chậm trí não và những ảnh hưởng khác.
- Bạn nên hạn chế cà phê, không uống quá 300mg cà phê trong ngày. Sô cô la cũng chứa chất caffeine vì thế cũng phải cẩn thận khi sử dụng. Ngay cả trà và sô đa bạn cũng cần lưu ý.
- Giảm lượng chất béo hấp thu vào cơ thể khoảng 30%. Ví dụ, nếu như bạn thường hấp thu khoảng 2000 calo thì hạn chế chất béo ở mức 65mg.
- Không ăn cá tươi, đặc biệt là các động vật nhuyễn thể như con hàu, con trai. Những thực phẩm này mùa hè lại phổ biến vì nó khiến bạn cảm thấy mát ruột nhưng nó lại chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Bạn thích một ly kem, một miếng phó mát tươi ướp lạnh nhưng bạn hãy ngừng lại một phút thôi trước khi ăn nó. Hãy chắc chắn là nó được tiệt trùng.
- Không ăn thực phẩm có nồng độ thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm.
- Lượng cholesterol hấp thu trong ngày cũng nên giới hạn ở mức 300mg.
Các tin khác
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT MANG THAI 3 THÁNG CUỐI (04/05/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MANG THAI 3 THÁNG GIỮA (03/05/2020)
- 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH (01/05/2020)
- NỒNG ĐỘ BETA HCG BAO NHIÊU THÌ CÓ THAI? (28/04/2020)
- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CHUỘT RÚT KHI MANG THAI (27/04/2020)
- NHỮNG LƯU Ý TRẦM CẢM KHI MANG THAI (26/04/2020)
- NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN LƯU Ý SAU SINH MỔ (21/04/2020)
- NHỮNG LOẠI VACCINE MẸ CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI (20/04/2020)
- HƯỚNG DẪN MẸ CÁCH RẶN ĐẺ VÀ THỞ KHI SINH THƯỜNG (19/04/2020)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHIỄM CÚM, CẢM LẠNH VÀ COVID - 19 (14/04/2020)