NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỤP XQUANG TIM PHỔI
Chụp X-quang tim phổi là một phương pháp thăm dò phát hiện sớm những bất thường ở tim, phổi và các cơ quan lân cận. Đây là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán hình ảnh.
Chụp Xquang tim phổi là gì?
Chụp Xquang là kỹ thuật sử dụng máy chụp X - quang tại phòng đặc biệt với bóng phát tia X di chuyển được, gắn vào cần kim loại lớn, người bệnh sẽ được hướng dẫn đứng trước một tấm chứa phim X - quang hoặc một đầu thu đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh của tim, phổi, đường thở, mạch máu và hạch bạch huyết.
Có thể xác định các tổn thương cơ bản ở phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim. Từ đây, bác sĩ sẽ xác định mối liên quan của tổn thương đó với các cơ quan xung quanh: Trung thất, xương sườn và khoang gian sườn, khí phế quản, vòm hoành,...Việc phân tích tỉ mỉ mối liên quan này sẽ tránh cho ta những nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh liên quan tim phổi. Qua phim X-quang sẽ thấy các chất lỏng dịch trong phổi, hay khoảng không gian rỗng xung quanh phổi, cấu trúc tim, căn cứ xác định viêm phổi, hoặc ung thư...
X-quang tim phổi có tác dụng gì?
- Có thể xác định chính xác vị trí bị tổn thương tới thùy hay phân thuỳ, hoặc các dấu hiệu có nghi ngờ mắc các bệnh lý ở phổi, ở lồng ngực,...
- Theo dõi diễn biến tình trạng sức khoẻ, mức độ thương tổn ở phổi, ở tim hoặc ở lồng ngực tim.
- Ước lượng được tỉ lệ chèn ép, hay xâm lấn do tim tới bờ thực quản
- Định hình được vùng tổn thương tại trung thất hoặc nghi ngờ có khối u xuất hiện.
- Phát hiện thấy triệu chứng lạ bất thường tại phổi, tại tim.
- Theo dõi diễn biến hoạt động trong tim, phổi thời gian trong quá trình điều trị bệnh lý.
- Chụp X-quang tim phổi thẳng được coi là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán phổ biến thời điểm hiện nay, nhằm mục đích phát hiện sớm những biểu hiện bất thường tại tim, tại phổi cùng các vùng cơ quan chức năng lân cận.
Khi nào nên Chụp X - quang phổi?
Cũng như các kỹ thuật thăm khám sức khỏe và chẩn đoán bệnh lý khác chụp X - quang phổi được áp dụng trong khá nhiều trường hợp khác nhau:
- Kiểm tra tình trạng phổi trong thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Chỉ định khi người bệnh có triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, chấn thương, ho dai dẳng,..
- Chẩn đoán sàng lọc bệnh lý nếu nghi có nguy cơ bị chấn thương ngực, dập phổi, viêm phổi, lao phổi, khối u ở phổi, tràn dịch phổi,..
- Phát hiện các bất thường ở phổi cũng như theo dõi tiến triển trong trường hợp đã có bệnh lý về phổi.
- Đau nặng sau khi chấn thương hay do bệnh về tim.
Chụp X-quang tim phổi thực hiện như thế nào?
- Về trang phục người bệnh nên mặc áo mỏng, nhẹ hoặc mặc áo choàng của bệnh viện. Đồng thời cởi bỏ trang sức, phụ kiện,.. những vật bằng kim loại để đảm bảo chất lượng hình ảnh chụp.
- Người bệnh nữ nên báo với bác sĩ, kỹ thuật viên nếu nghi ngờ đang mang thai để tránh bức xạ tiếp xúc tới thai nhi. Trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ có những biện pháp bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ bức xạ tới thai nhi.
- Người bệnh đứng thẳng, dựa vào tấm X-quang để chụp. Bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn tư thế chụp đúng.
- Trường hợp ngồi hoặc nằm thì cần giữ yên tại tư thế chụp để tránh làm mờ kết quả. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nín thở trong vài giây khi chụp X-quang tim phổi.
- Đối với một số cơ sở có máy chụp X-quang di động đối với người bệnh tại giường thì kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn vị trí, tư thế cho người bệnh.
- Người bệnh có thể hoạt động ngay sau khi chụp X-quang tim phổi. Kết quả sẽ có ngay sau đó và thường được trả về phòng khám ban đầu.
- Tùy vào kết quả chụp, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và chỉ định tiếp theo cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh không nên quá lo lắng về việc phải tiếp xúc với tia X. Trong quá trình chụp, tia X có tiếp xúc với cơ thể nhưng với lượng rất ít và trong điều kiện tiêu chuẩn an toàn nên sẽ không gây hại đến sức khỏe .
Một số điều cần biết về chụp X-quang tim phổi
Trong một số trường hợp, chụp X - quang tim phổi không cung cấp đủ thông tin để bác sĩ có thể chẩn đoán. Như vậy, nếu kết quả chụp không bình thường hoặc không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chụp khác như chụp CT( chụp cắt lớp điện toán), siêu âm hay chụp cộng hưởng từ MRI.
Một số bệnh lý có thể không hiện rõ nét trên kết quả chụp X - quang tim phổi như khối u kích thước quá nhỏ, tắc mạch phổi hoặc những căn bệnh tiềm ẩn khác.
Một số người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất ô nhiễm cần chụp X - quang tim phổi đúng, đủ định kỳ để kiểm tra, phát hiện sớm biến chứng lên phổi nếu có.
Thiên Đức là một địa chỉ uy tín được người dân tin cậy. Bệnh viện được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đạt chuẩn cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao; phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, nhanh chóng và độ chính xác tối đa.
Các tin khác
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (12/11/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VẮC XIN 6 TRONG 1 (11/11/2020)
- SỎI AMIDAN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (10/11/2020)
- SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (09/11/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SIÊU ÂM ĐẦU DÒ (08/11/2020)
- KHÀN TIẾNG VÀ NHỮNG BỆNH LÝ NGUY HIỂM (05/11/2020)
- 3 THỜI ĐIỂM PHÁT HIỆN SỚM DỊ TẬT THAI NHI (03/11/2020)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ AMIDAN QUÁ PHÁT (02/11/2020)