Tin tức

LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ CHUẨN THEO BỘ Y TẾ

23/07/2024   629 lượt xem

Khám thai là cách hữu hiệu nhất để mẹ có thể nắm rõ sự phát triển và sức khỏe của thai nhi, can thiệp xử lý kịp thời những bất thường xảy ra trong thai kỳ. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong một thai kỳ mẹ cần khám thai ít nhất 3 lần, chia đều ở mỗi tam cá nguyệt. Nhưng nếu đầy đủ hơn, với một thai kỳ bình thường mẹ cần khám thai định kỳ vào 10 mốc quan trọng. Đặc biệt, với những thai kỳ nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật… số lần khám thai sẽ nhiều hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Khám thai định kỳ vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai bởi những ý nghĩa sau:

  • Giúp thai phụ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai.
  • Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Vì tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, và cân nặng của trẻ đúng tiêu chuẩn nhiều hơn khi được sinh ra.

LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ TRONG 3 THÁNG ĐẦU

  • Lần khám đầu tiên khi trễ kinh 1 tuần:Đây là một trong những mốc khám thai quan trọng để đánh giá mẹ có thực sự mang thai không, thai nhi đã làm tổ đúng vị trí chưa . Ở lần khám này, ngoài siêu âm mẹ sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như đo huyết áp, chiều cao cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu.
  • Lần khám thứ 2 ở thời điểm thai nhi 8 tuần tuổi:Ở lần khám này bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như đo huyết áp, kiểm tra cân tặng, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra một cách toàn diện hơn như là yếu tố tim thai, các vấn đề của phôi thai.
  • Lần khám thứ 3 khi thai nhi được 11 - 13 tuần tuổi:Đây là mốc khám thai quan trọng. để xác định một số dị tật ở thai nhi như nguy cơ bị hội chứng Down, Patau, Edwards, dị dạng chi, thoát vị cơ hoành. Cũng ở mốc này, bác sĩ sẽ đưa ra ngày dự sinh cho mẹ.

LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ TRONG 3 THÁNG GIỮA

  • Lần khám thứ 4 được thực hiện khi thai nhi được 15 - 18 tuần tuổi:Lần khám này giúp bác sĩ kiểm tra nguy cơ dị tật (tim và não) bẩm sinh và sự tăng trưởng của thai nhi.
  • Lần khám thứ 5 nên thực hiện ở tuần 20 - 22 tuần tuổi:Đây là một trong những mốc khám thai vô cùng quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua. Ở thời điểm này các dị tật về hình thái thai nhi như sứt môi hở hàm ếch, dị dạng tay chân, cơ quan nội tạng… sẽ được phát hiện qua siêu âm. Từ kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp phù hợp cho mẹ bầu nếu chẳng may thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Lần khám thứ 6 được thực hiện khi thai nhi từ 24 - 28 tuần tuổi:Ở lần khám thai định kỳ này, các mẹ bầu thường phải tiến hành kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết và tiêm phòng uốn ván. Khi siêu âm ở thời điểm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tim thai, hình thái thai nhi, vị trí nhau bám và lượng nước ối.

LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ TRONG 3 THÁNG CUỐI

  • Lần khám thứ 7 ở thời điểm thai nhi được 30 - 32 tuần tuổi:mẹ bầu sẽ được siêu âm để phát hiện những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như ở tim, động mạch, não… Bên cạnh đó bác sĩ cũng đánh giá được ngôi thai, tình trạng dây rốn, bánh nhau, tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung. Cũng ở mốc khám này, mẹ bầu sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi 2.
  • Lần khám thứ 8 ở thời điểm thai nhi được 34 - 36 tuần tuổi:Lần khám này bác sĩ sẽ xác định ngôi thai, kiểm tra khung chậu và cổ tử cung của mẹ để có tiên lượng cho cuộc chuyển dạ sắp tới. Khi thăm khám ở mốc 36 tuần mẹ sẽ được đo monitor, bác sĩ cũng dự báo về cân nặng của em bé lúc sinh, đồng thời có những tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng của thai nhi chưa đạt chuẩn tại thời điểm tương ứng.
  • Lần khám thứ 9 khi thai nhi được 38 tuần tuổi:Bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi, tim thai, ngôi thai, tình trạng dây rốn, bánh nhau. Mẹ sẽ được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung để nhận biết dấu hiệu sắp sinh.
  • Lần khám thứ 10 khi thai nhi được 40 - 42 tuần tuổi:Bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện sức khỏe của mẹ và thai nhi để xác định mẹ nên sinh con bằng phương pháp nào, can thiệp hay tiếp tục chờ đợi sinh con tự nhiên.

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI MẸ BẦU ĐI KHÁM THAI ĐỊNH KỲ

Để quá trình khám thai định kỳ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, không mất nhiều thời gian gây mệt mỏi cho mẹ bầu, nhất là vào những tháng cuối khi bụng to vượt mặt, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Khám thai đúng lịch hẹn:Việc khám thai đúng lịch là rất quan trọng, mẹ cần ghi nhớ kỹ càng để tránh bỏ lỡ những xét nghiệm tầm soát, sàng lọc thai kỳ nguy cơ cao. Mẹ có thể chọn một bác sĩ đồng hành trong suốt thai kỳ, lúc này mẹ cần lưu ý đặt lịch từ sớm để được hẹn tái khám đúng lịch dự kiến.
  • Mặc trang phục thoải mái:Tốt nhất, mẹ nên ưu tiên mặc trang phục thoải mái như đầm suông rộng, đi giày bệt để dễ dàng di chuyển và tháo ra, mang vào trong quá trình thăm khám và siêu âm.
  • Uống nước và tiểu tiện trước khi siêu âm:Ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ hãy uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm để bàng quang được căng đầy đẩy tử cung lên cao, nhờ đó bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi. Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, lúc này thai nhi đã phát triển lớn hơn nên mẹ cần đi tiểu trước khi siêu âm để làm trống bàng quang, giúp việc quan sát thai nhi dễ dàng hơn.
  • Ăn uống trước khi khám thai:Mẹ cần tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, nước ngọt, thuốc lá… trước khi khám thai. Nếu ngày khám có hẹn kiểm tra đường huyết, mẹ cần nhịn đói theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có siêu âm tim thai hoặc hình thái học 4D, mẹ nên ăn no. Mẹ có thể chuẩn bị thêm bánh, sữa để ăn trong lúc chờ đợi hoặc sau khi thực hiện xét nghiệm để tránh việc mất sức gây ngất xỉu.
  • Vệ sinh cơ thể:Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể trước khi đi khám bầu, nhất là vùng kín. Hạn chế sử dụng nước hoa có mùi hương quá nồng. Ở những tuần cuối thai kỳ, mẹ có thể sử dụng lớp băng vệ sinh mỏng trong trường hợp ẩm ướt.
  • Chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết:Mẹ hãy lưu trữ hồ sơ những lần khám thai trước, các kết quả kiểm tra, xét nghiệm trong một tập hồ sơ để dễ dàng mang theo khi có lịch khám thai. Với các mẹ đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm thai sản, hãy lấy giấy xác nhận khám thai để được chi trả các quyền lợi theo chế độ.

Thiên Đức - Tận hưởng hành trình thai kỳ trọn vẹn, chào đón thiên thần nhỏ trong niềm hạnh phúc vỡ òa!

Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức, nơi ấp ủ niềm hạnh phúc cho mẹ và bé!

Tại Thiên Đức, chúng tôi mang đến:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành:Với 15 năm kinh nghiệm, tận tâm, chu đáo, luôn đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
  • Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại:Máy móc tiên tiến, nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín, theo dõi sức khỏe mẹ và bé một cách chính xác và hiệu quả.
  • Quy trình chăm sóc thai sản bài bản:Các gói thai sản trọn gói được thiết kế khoa học, đáp ứng đầy đủ nhu cầu từ khám thai định kỳ, tầm soát dị tật thai nhi, sinh con đến chăm sóc sau sinh.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp:Đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu.
  • Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại:Phòng ốc rộng rãi, thoáng mát, vô trùng tiêu độc thường xuyên, mang đến không gian sinh hoạt thoải mái cho mẹ bầu.

Với dịch vụ thai sản trọn gói tại Thiên Đức, mẹ bầu sẽ được:

  • Khám thai định kỳ theo đúng quy trình.
  • Tầm soát dị tật thai nhi bằng các phương pháp tiên tiến nhất.
  • Lựa chọn sinh thường hoặc sinh mổ không đau, an toàn và thoải mái.
  • Chăm sóc sau sinh chu đáo, giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Thiên Đức - Nơi yêu thương hội tụ, hạnh phúc đong đầy!

Gọi tư vấn & đặt lịch: 0242 214 7777
Tư vấn qua zalo: