Tin tức

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

09/07/2019   943 lượt xem

Ngày nay, đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do sự gia tăng tỷ lệ béo phì, ĐTĐ type 2 ở người trẻ và đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang. Hiện nay, ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh ĐTĐ thai kỳ và thường gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ.

Ngày nay, đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do sự gia tăng tỷ lệ béo phì, ĐTĐ type 2 ở người trẻ và đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang. Hiện nay, ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh ĐTĐ thai kỳ và thường gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ.

Hiện nay đái tháo đường thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ còn được gọi là tình trạng rối loạn dung nạp đượng xảy ra trong thai kỳ. Khoảng  5% thai phụ gặp phải rối loạn này và thường gặp vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

Những thai phụ có nguy cơ cao:

  • Thai phụ > 35 tuổi
  • Quá cân hoặc béo phì
  • Tiền căn gia đình đái tháo đường (trực hệ)
  • Tiền căn sinh con > 4kg hoặc được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ lần trước
  • Buồng trứng đa nang
  • Đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.

Nguy cơ của bé khi mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ

  • Các dị tật bẩm sinh
  • Nếu người mẹ không được kiểm soát tốt đường huyết thì thai nhi có nguy cơ cao bị mắc các dị tật bẩm sinh. Tỷ lệ này là 6-12% ở các bà mẹ không được kiểm soát đường huyết tốt. Các dị tật có thể gặp phải: Dị tật ở hệ thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy), hệ tiết niệu (teo thận, nang thận, hai niệu đạo), nhưng phổ biến nhất là các dị tật tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ các mạch máu lớn)….
  • Thai to trên 4000g hoặc thai kém phát triển
  • Đa ối
  • Xảy thai hoặc thai chết lưu.

Làm sao để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cho mẹ là việc làm cần thiết để kiểm soát các yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.

Tất cả phụ nữ có thai đều nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết (OGTT) uống 75 gram glucose để tầm soát và kịp thời phát hiện, điều trị đái tháo đường thai kỳ.

Thai phụ cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi…và hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo để hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.

Gói Chăm sóc thai sản của Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thiên Đức được xây dựng với đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết khi mang thai, bao gồm cả xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Đến với gói chăm sóc thai sản mẹ bầu yên tâm không cần lo nghĩ bởi thai kỳ sẽ được chăm sóc toàn diện, tận tâm.

 

Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch: Tổng đài 1900 969 638 hoặc Hotline 024 2214 7777