ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ ĐỐI VỚI MẸ VÀ BÉ
Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng nội khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho người mẹ. Vậy tăng huyết áp thai kỳ là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Tăng huyết áp thai kỳ là một dấu hiệu nguy hiểm của các mẹ bầu. Triệu chứng này có thể dẫn đến tiền sản giật . Đây là 1 trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhưng nếu được phát hiện sớm và can thiệp phù hợp có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh tật cho cả mẹ và thai nhi.
Tăng huyết áp thai kỳ là một dấu hiệu nguy hiểm của các mẹ bầu
Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp thai kỳ
Định nghĩa tăng huyết áp trong thai kỳ dựa vào trị số huyết áp tại phòng khám (hoặc trong bệnh viện) [huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg] và phân loại thành mức độ nhẹ (140-159/90-109 mmHg) hoặc nặng (≥ 160/110mmHg) khác với phân độ theo hướng dẫn tăng huyết áp của ESC/ESH.
Ảnh hưởng của tăng huyết áp thai kỳ đến mẹ và bé
Đối với mẹ: Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến các tai biến cho sản phụ như nhau bong non, tai biến mạch máu não, suy tạng.
Với thai nhi: Nếu cơ thể mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, tình trạng máu nuôi kém, thai nhi có thể bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng; Nguy hiểm nhất là tình trạng sinh non, chết lưu hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ vì các bệnh lý huyết áp của thai kỳ đa số đều giảm rõ rệt sau khi thai được sinh ra. Tăng huyết áp khi mang thai cũng lấy ngưỡng là 140/90mmHg (ngưỡng cần điều trị).
Phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ
Để phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ, bên cạnh việc khám thai đều đặn theo lịch, đo huyết áp thường xuyên, thai phụ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp:
- Hạn chế sử dụng nhiều muối trong chế biến thức ăn
- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày
- Tăng lượng protein nạp vào, giảm những thực phẩm chiên, xào, đồ ăn vặt.
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Tập thể dục đều đặn
- Tránh uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích như caffeine
- Có thể sử dụng thêm thuốc bổ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tăng huyết áp thai kỳ là bệnh lý nội khoa thường gặp nhất trong thời kỳ thai sản. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con.
Chương trình Chăm sóc thai sản của Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thiên Đức được xây dựng với đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết khi mang thai, bao gồm cả theo dõi huyết áp thai kỳ. Đến với gói chăm sóc thai sản mẹ bầu yên tâm không cần lo nghĩ bởi thai kỳ sẽ được chăm sóc toàn diện, tận tâm.
Các tin khác
- 3 PHƯƠNG PHÁP CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG NGAY TẠI NHÀ (09/07/2019)
- DẤU HIỆU CƠ THỂ THIẾU VITAMIN (08/07/2019)
- CẢNH GIÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA VIÊM XOANG (08/07/2019)
- NHỮNG HIỂU BIẾT SAI LẦM VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT (07/07/2019)
- DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT VÀO MÙA (07/07/2019)
- TẠI SAO NÊN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ (05/07/2019)
- THIÊN ĐỨC - KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI BỆNH (05/07/2019)
- VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA: LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA? (05/07/2019)
- DẤU ẤN CỦA BV THIÊN ĐỨC TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN HÀ ĐÔNG (04/07/2019)
- VÌ SAO NÊN CHỌN THIÊN ĐỨC (03/07/2019)