BẠN BIẾT GÌ VỀ VI KHUẨN HP?
Nhiễm khuẩn HP rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan tới vi khuẩn HP qua bài viết này.
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Đây là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.
Ở trong môi trường dạ dày với nồng độ acid cao, vi khuẩn Hp tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
Trên thực tế, người ta ước tính hiện nay có khoảng 50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây được coi là loại nhiễm khuẩn mãn tính phổ biến nhất trên người chỉ xếp sau vi khuẩn gây sâu răng.
Mặc dù tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp rất cao, tuy nhiên phần lớn những người bị nhiễm (80%) đều không có triệu chứng cũng như biến chứng.
Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP có lây không? Câu trả lời là loại khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành. Thông thường chúng lây qua 3 con đường như sau:
- Đường miệng - miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.
- Đường phân - miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
- Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,... Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.
Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn Hp?
Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP thường thầm lặng, không rõ ràng. Thông thường nó gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc viêm loét dạ dày. Trong trường hợp gặp những cơn đau như vậy, tốt nhất nên đi thăm khám tại bệnh viện để biết được kết quả chính xác nhất.
Các phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:
Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:
- Test hơi thở
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng).
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thiên Đức với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn đã phát hiện và điều trị thành công rất nhiều trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp, tránh biến chứng về sau.
Các tin khác
- ĐAU VAI GÁY Ở PHỤ NỮ MANG THAI (08/08/2019)
- KHI NÀO CẦN CẮT AMIDAN? (02/08/2019)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VẮC XIN THỦY ĐẬU (01/08/2019)
- TRẺ BỊ THỦY ĐẬU CẦN KIÊNG NHỮNG GÌ? (31/07/2019)
- MẸ SINH MỔ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH HỒI PHỤC? (31/07/2019)
- HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ BỊ THỦY ĐẬU TẠI NHÀ (31/07/2019)
- CÁCH PHÒNG TRÁNH SỐC NHIỆT VÀO MÙA HÈ (30/07/2019)
- SỐT XUẤT HUYẾT NÊN ĂN GÌ CHO NHANH KHỎI (30/07/2019)
- Ý NGHĨA THÔNG TIN TRÊN THẺ BẢO HIỂM Y TẾ BẠN ĐÃ BIẾT (30/07/2019)
- KINH NGHIỆM KHÁM PHỤ KHOA CHỊ EM CẦN BIẾT (30/07/2019)