TÙY TIỆN SỬ DỤNG THUỐC BỔ NÃO, TIỀM ẨN NHIỀU NGUY CƠ XẤU
Căng thẳng, stress, đau đầu, mệt mỏi ngày càng trở lên phổ biến hơn ở mọi đối tượng. Việc sử dụng các thuốc giúp tăng cường hoạt động của não, tăng khả năng tuần hoàn máu lên não mà không qua thăm khám với bác sĩ. Việc tùy tiện sử dụng các thuốc bổ não có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường.
Có phải đau đầu là do thiếu máu não?
Bộ não của chúng ta hoạt động phụ thuộc vào lượng máu được cung cấp lên não, hay còn gọi là tuần hoàn não. Nếu tuần hoàn não ngừng 6 giây chúng ta có thể bị ngất, nếu ngừng 5 phút thì các tế bào não sẽ chế. Lượng máu cung cấp lên não không đủ (tuần hoàn não kém) có thể gây ra các rối loạn như nhức đầu, ù tai, chóng mặt, mất ngủ, thiếu tập trung, giảm trí nhớ, nặng hơn là lú lẫn, mất trí nhớ,…
Nguyên nhân dẫn đến tuần hoàn não giảm gồm có: xơ vữa mạch máu não, giảm tiết các chất sinh học được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh ở não, thiếu men chuyển hoá, thiếu glucose và ôxy cung cấp cho não...
Ngoài ra còn có trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng còn gọi là thiếu máu cục bộ. Đây là hiện tượng có sự giảm dòng máu trong nhiều giây hoặc một vài phút đến não và làm hoạt động não bị rối loạn. Nếu dòng máu này ngưng chảy lâu hơn 1 phút thì sẽ dẫn đến nhồi máu não.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não cục bộ chủ yếu là do các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch não, bóc tách động mạch, loạn nhịp tim, rung nhĩ, các bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp... Trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng phải được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế đủ điều kiện, người bệnh không tự dùng thuốc để chữa trị sẽ rất nguy hiểm
Trên thực tế, các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt... rất thường gặp ở những bệnh liên quan đến hệ thần kinh, không phải chỉ riêng bệnh thiếu máu não.
Một số thuốc giúp tăng tuần hoàn não
- Cinnarizin là thuốc chẹn kênh calci có chọn lọc, làm giảm hoạt tính co mạch của một số chất (adrenalin, serotonin), góp phần tăng oxy lên não... Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc là gây đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, ngủ gà. Đối với người cao tuổi, tránh dùng thuốc dài ngày vì có thể gây tăng hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp, đôi khi kết hợp với cảm giác trầm cảm trong điều trị kéo dài.
- Piracetam có tác dụng đẩy mạnh chuyển hóa oxy và glucose trên não; phục hồi những tổn thương não; duy trì khả năng tổng hợp năng lượng ở não; cải thiện các tình trạng mất trí nhớ, thiếu tập trung, hoa mắt, chóng mặt... Khi dùng thuốc có thể xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng hoặc cảm giác bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà gật... Có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ này bằng cách giảm liều.
- Cerebrolysin tác động vào tận phía trong của tế bào thần kinh, giúp biệt hóa, tăng sinh, điều hòa các chức năng của tế bào thần kinh; tăng cường sự dẫn truyền máu lên não; bảo vệ các thương tổn tế bào não do tình trạng thiếu máu gây ra. Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng điều trị chứng kém tập trung, rối loạn trí nhớ...
- Ginkgo biloba giúp bổ sung máu lên não; duy trì hoạt động bình thường của động mạnh; điều hòa các sự chuyển hóa của não như cân bằng chất điện giải, tăng tiêu thụ glucose; hỗ trợ điều trị các chứng đau đầu, sa sút trí tuệ, chán nản, lo âu...
- Saponinlà một thành phần có tác dụng tương tự như nhân sâm. Saponin có nhiều trong rễ cây đinh lăng, giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nguy hiểm “rình rập” khi tùy tiện sử dụng thuốc bổ não
Việc sử dụng thuốc bổ não tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:
- Đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá
- Mệt mỏi, nôn, tiêu chảy
- Cảm giác bồn chồn, dễ bị kích động
- Nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà gật…
Nếu có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ,.. không nên chủ quan. Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ để xác định đúng nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bổ não, thuốc tăng tuần hoàn não khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không mua thuốc theo lời mách bảo hoặc mua theo đơn của người khác.
Các tin khác
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ POLYP MŨI (05/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN (24/12/2021)
- KHI NÀO PHẢI CẮT AMIDAN? (29/11/2021)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRẺ EM ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN COVID - 19 (23/11/2021)
- ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT (22/11/2021)
- NHỮNG CĂN BỆNH DỄ MẮC VÀO MÙA ĐÔNG BẠN CẦN BIẾT (21/11/2021)
- DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT BÙNG PHÁT THỜI ĐIỂM GIAO MÙA (28/09/2021)
- NHỮNG LƯU Ý MŨI TIÊM VẮC XIN COVID - 19 THỨ 2 BẠN CẦN BIẾT (27/09/2021)