Tin tức

TÌM HIỂU VỀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ

29/10/2019   2606 lượt xem

Khu vực cột sống cổ do thường xuyên phải vận động cũng như chịu áp lực lớn nên các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương và thoát vị. Trong đó, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 - C6.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Hình ảnh mô tả thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi đĩa đệm trở nên xơ yếu, mất sự đàn hồi và dễ nứt rách vòng sợi bên ngoài. Điều này khiến cho phần nhân keo bên trong thoát ra và chèn ép vào tủy sống, dây chằng, rễ thần kinh.

Khu vực cột sống cổ do thường xuyên phải vận động cũng như chịu áp lực lớn nên các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương và thoát vị. Trong đó, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 - C6.

Để xảy ra tình trạng đĩa đệm bị thoát vị ở cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu do người bệnh vận động sai tư thế, thói quen sinh hoạt sai cách. Bệnh còn xảy ra do quá trình thoái hóa khớp hoặc gặp phải các chấn thương, tai nạn nghiêm trọng tại vùng cổ.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

Do thói quen lao động, sinh hoạt: Lao động sai tư thế, ngồi làm việc trong thời gian dài.

Do tuổi tác: Tuổi càng cao xương khớp bắt đầu thoái hóa. Đây là điều kiện thuận lợi dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Do chấn thương hay tai nạn: Những chấn thương này tác động mạnh vào cột sống làm cho các chất nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài và gây ra sự chèn ép.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Đau cứng cổ vai gáy là triệu chứng hay gặp nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngoài các cơn đau cổ vai gáy thông thường thì có nhiều dấu hiệu rất đặc trưng và có sự khác biệt tương đỗi rõ so với các bệnh xương khớp khác.

  • Đau tại vị trí thoát vị: Bệnh có thể gây ra những cơn đau buốt tại cột sống cổ. Cơn đau khi âm ỉ, lúc dữ dội và thường tái phát thành nhiều đợt, đặc biệt là khi bệnh nhân làm việc nặng.
  • Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm khiến dây thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng mất cảm giác nóng lạnh, mất phản xạ gân xương, giảm nhiệt độ, rối loạn dinh dưỡng da,..
  • Hội chứng rễ thần kinh: Tình trạng đau buốt, ngứa ran, tê bì và nóng xảy ra tại vùng phân bố của rễ thần kinh bị thương tổn.
  • Hạn chế vận động: Triệu chứng thoát vị đĩa đệm còn thể hiện ở việc cảm giác cổ cứng, khó khăn trong việc cúi ngửa, đứng ngồi hoặc đi lại. Khả năng vận động càng bị hạn chế thì chứng tỏ mức độ chèn ép càng nặng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường kết hợp 3 phương pháp điều trị: Nội khoa, Ngoại khoa và phương pháp không dùng thuốc

Điều trị nội khoa:

  • Thuốc giảm đau - kháng viêm: paracetamol, diclofenac, meloxicam...
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal... chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.

Điều trị ngoại khoa:

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật khi phương pháp điều trị bảo tồn không cải thiện triệu chứng sau 6 tuần, đặc biệt nếu bệnh nhân tiếp tục gặp phải các vấn đề về đau nhức, tê yếu liệt tay ảnh hưởng đến chất lượng cột sống.

Điều trị không dùng thuốc:

  • Xoa bóp bấm huyệt vùng cột sống cổ: xoa bóp nhẹ nhàng giải cơ đúng kỹ thuật để cho hiệu quả tốt nhất.
  • Châm cứu: Làm giảm các triệu chứng đau cổ kinh niên tương đối tốt.
  • Các phương pháp phục hồi chức năng khác như điện xung, đắp parafin, siêu âm trị liệu... làm giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

 

Liên hệ để được tư vấn và đặt lịch: 1900 969 638 hoặc 024 2214 7777.