Tin tức

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM - LƯU Ý QUAN TRỌNG VÀ BÀI TẬP HIỆU QUẢ

21/09/2023   293 lượt xem

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, việc kiên trì điều trị và vận động phù hợp sẽ đem đến nhiều cải thiện.

1. Gợi ý cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập gì?

1.1. Tập Yoga:

Yoga là bộ môn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện nhiều vấn đề đau nhức ở lưng trong đó có thoát vị đĩa đệm. Khi thực hiện tư thế của bộ môn này, bệnh nhân sẽ dùng sức cơ ở lưng, bụng một cách nhẹ nhàng. Các động tác sẽ giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng hay chuyển động phù hợp. Khi các cơ được vận động dẻo dai sẽ giúp giảm các cơn đau nhức.

Bên cạnh đó, khi tập yoga một số nhóm cơ được kéo căng, thúc đẩy tính linh hoạt và hạn chế các vấn đề xương khớp. Ví dụ động tác kéo giãn cơ gân kheo giúp mở rộng chuyển động của khung chậu đồng thời giảm áp lực lên lưng.

Tập yoga còn hỗ trợ tăng lưu lượng máu, tinh thần thoải mái và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.

1.2. Bơi lội:

Bơi 20 - 30 phút mỗi ngày sẽ giúp gân cơ, khớp xương thư giãn, giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi, từ đó giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả. Bơi lội được đánh giá là môn thể thao an toàn, hạn chế nguy cơ chấn thương ở cột sống.

Tuy nhiên, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý như sau:

– Không nên bơi quá sức.

– Không nên bơi quá lâu.

– Kiên trì bơi đều đặn mỗi ngày, có thể vào buổi sáng hoặc chiều.

Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn thời gian tập luyện phù hợp.

1.3. Đi bộ:

Đi bộ là môn tập luyện thích hợp dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân có thể đi bộ đều đặn từ 30 - 45 phút mỗi ngày. Đây là bài tập điều trị đơn giản, dễ thực hiện, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Nó không chỉ cải thiện tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm mà còn nhiều bệnh xương khớp khác.

Ban đầu, người bệnh nên đi chậm sau đó tăng tốc dần. Trong khi đi, cần điều hòa nhịp thở sao cho đều, uống nước để tránh mất sức. Lưu ý khi đi bộ cần đi đúng tư thế: đầu thẳng hướng nhìn về phía trước, lưng thẳng, vai và cánh tay thả thoải mái, đánh tay nhẹ nhàng.

1.4. Đạp xe:

Đạp xe giúp dây chằng linh hoạt, xương khớp dẻo dai, tăng lưu thông máu, giảm cơn đau nhức. Để đảm bảo an toàn khi đạp xe, người bệnh cần lưu ý:

– Tư thế ngồi giữ lưng thẳng, tránh cúi đầu hay lệch vẹo lưng.

– Chọn đoạn đường bằng phẳng, dễ đi, tránh bị té ngã, chấn thương.

– Bắt đầu với quãng đường 1 - 2km rồi tăng dần.

– Đạp với cường độ vừa phải, nhẹ nhàng, thư giãn.

– Chọn xe có chiều cao vừa phải, có thể điều chỉnh tay lái.

– Có thể tập với xe đạp thể thao tại nhà để đảm bảo an toàn.

2. Cách cách để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm:

- Tránh ngồi quá nhiều, ngồi lâu một chỗ.

- Tránh sinh hoạt sai tư thế.

- Tránh tập luyện quá sức.

Gọi ngay cho Thiên Đức khi cần tư vấn và thực hiện thăm khám mọi loại bệnh lý.

Hotline: 0242.214.7777 - 1900.969.638