Tin tức

NHỮNG DẤU HIỆU CÓ THỂ BẠN ĐANG MẮC UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

12/10/2022   1237 lượt xem

Ung thư đại tràng gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, dạ dày và gan. Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%.Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả?

1. Các dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng 

Rối loạn tiêu hóa kéo dài : Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.

Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Giảm cân bất thường: Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

Phân mỏng, hẹp so với bình thường: Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

Xuất hiện máu trong phân: Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.

Mệt mỏi và suy nhược: đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

2. Các biện pháp sàng lọc ung thư đại tràng

Sàng lọc ung thư đại tràng có thể làm giảm 15 - 33% tỷ lệ tử vong ở người từ 50 tuổi trở lên. Đây là những gì các cơ quan y tế khuyên bạn nên:

  • Đàn ông và phụ nữ tuổi trên 50, soi đại tràng kiểm tra.
  • Test tìm hồng cầu trong phân. Tần số: mỗi 1-2 năm.
  • Nội soi đại tràng cho phép bác sĩ quan sát trực tràng và đại tràng. Đối với người có nguy cơ, những người có yếu tố gia đình phải soi đại tràng ở tuổi 40. Nếu kết quả âm tính việc xem xét này lặp lại mỗi 5-10 năm.

3. Các biện pháp phòng ngừa ung thư đại tràng

Để phòng ngừa ung thư phổi, bạn nên:

  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Hoạt động thể chất.
  • Đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Ăn đủ các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc.
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến-bảo quản).

 

Ung thư đại tràng gây tỉ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Do đó, mỗi người cần chủ động tầm soát và kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện sớm, làm tăng cơ hội điều trị thành công, giảm nguy cơ tử vong do ung thư.

Bệnh viện ĐKQT Thiên Đức địa chỉ tin cậy để bạn thực hiện tầm soát ung thư đại tràng , được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư đại trực tràng; có sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh .

Liên hệ ngay: 0242.214.7777 để tư vấn và đặt lịch.