SỰ KHÁC NHAU GIỮA BIẾN THỂ DELTA VÀ BIẾN THỂ OMICRON
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron mới bắt đầu hạn chế việc đi lại của một số quốc gia trên thế giới và lo ngại toàn cầu về nguy cơ tái nhiễm gia tăng. Hiện các nhà khoa học trên toàn thế giới đang chạy đua để "giải mã" Omicron- biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.
Tổng quan về biến chủng Omicron
Biến thể mới Omicron chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp hôm 26/11 (theo giờ Việt Nam).
Ban đầu nó được gọi là B.1.1.529, lần đầu được phát hiện qua thu thập mẫu xét nghiệm tại Nam Phi vào ngày 9/11, được báo cáo lần đầu cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24/11.
WHO cũng phân loại biến thể này là "biến thể đáng lo ngại", đồng thời yêu cầu các quốc gia tăng cường giám sát và giải trình tự gene virus biến thể mới này.
Theo hãng tin CNN (Mỹ), một số nhà khoa học cho rằng biến thể Omicron có thể đã xuất hiện ở vùng Nam sa mạc Sahara ở châu Phi vốn có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 thấp.
Biến chủng Omicron được phát hiện có khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai. Những thay đổi này cho thấy virus SARS-CoV-2 đã thích nghi tốt hơn đối với cơ thể người. Với lượng đột biến nhiều gai đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người và diện tích tiếp xúc cũng rộng hơn, các chuyên gia cảnh báo có thể đã xuất hiện biến chủng COVID mạnh hơn Delta về khả năng lây lan. Biến chủng mới này cũng dễ kháng vắc-xin và né tránh các phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ở giai đoạn này vẫn chưa thể khẳng định liệu biến chủng Omicron có nguy hiểm hơn so với các biến chủng virus SARS-CoV-2 trước đó hay không.
Các triệu chứng COVID-19 do biến chủng Omicron gây ra
Các bác sĩ ở Nam Phi là những người đầu tiên đưa ra cảnh báo về chủng vi khuẩn mới. Theo họ, các triệu chứng COVID liên quan đến biến thể Omicron là "cực kỳ nhẹ". Hầu hết các trường hợp mới nhiễm ở Nam Phi là ở những người trong độ tuổi 20 và 30 - nhóm tuổi thường có các triệu chứng COVID-19 nhẹ hơn trong mọi trường hợp. Họ cảnh báo rằng những người lớn tuổi bị nhiễm biến thể mới có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Theo một bác sĩ đa khoa ở tỉnh Gauteng - nơi có 81% các trường hợp nhiễm biến chủng mới, hầu như các bệnh nhân chỉ bị rất nhẹ, với những triệu chứng giống như cúm: Ho khan, sốt, đổ mồ hôi đêm, đau cơ thể.
Vào khoảng ngày 18 tháng 11, một số bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường hơi khác so với bệnh COVID liên quan đến biến thể Delta. Cụ thể, một bệnh nhân nam khoảng 33 tuổi cho biết đã vô cùng mệt mỏi trong vài ngày qua và bị đau nhức toàn thân kèm theo một chút đau đầu. Bệnh nhân này không bị đau họng, mà chỉ là ngứa cổ họng nhưng không ho, mất vị giác hay mất khứu giác - các triệu chứng thường gặp của những biến chủng virus SARS-CoV-2 trước đó. Việc chưa ghi nhận bệnh nhân nào bị mất vị giác hoặc khứu giác là một trong những điểm khác biệt đáng chú ý nhất cho đến thời điểm này.
Các triệu chứng COVID-19 do biến chủng Delta và Alpha gây ra
Cho đến nay biến chủng Delta vẫn là chiếm ưu thế trên toàn cầu, tính từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào đầu năm. Các triệu chứng của biến chủng Delta tương tự như của chủng Alpha COVID (B.1.1.7), nhưng được cho là giống cảm lạnh hơn với biểu hiện đau đầu, đau họng, sổ mũi và sốt. Trong khi đó, các triệu chứng phổ biến nhất của B.1.1.7 - biến thể COVID đầu tiên được phát hiện ở Vương quốc Anh, bao gồm mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sốt hoặc mất vị giác và khứu giác. Nhưng nhìn chung thì COVID có thể xuất hiện dưới vô số biểu hiện tùy thuộc vào từng người.
Theo các nhà khoa học, biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn 50% so với biến thể Alpha COVID, nghĩa là số người có khả năng bị nhiễm và dương tính với COVID cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn chưa thể thống kê chính xác về khả năng phát tán với biến thể Omicron vì chúng chỉ mới xuất hiện gần đây.
Tại sao biến chủng Omicron lại đáng lo ngại?
Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại Omicron vào nhóm là "biến thể đáng lo ngại". Nghĩa là đã có bằng chứng gia tăng khả năng lây truyền, bệnh nặng hơn (ví dụ tăng số ca nhập viện hoặc tử vong), giảm đáng kể khả năng của các kháng thể được tạo ra do nhiễm bệnh hoặc tiêm chủng trước đó, giảm hiệu quả của phương pháp điều trị hoặc vắc-xin hoặc gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán.
Các biến thể đáng lo ngại, bao gồm Alpha, Beta, biến chủng Delta và bây giờ là Omicron, đã cho thấy khả năng lây lan dễ dàng hơn, gây ra bệnh nghiêm trọng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của vắc-xin và các biện pháp chống COVID khác. Những chủng này đáng lo ngại hơn là các biến thể MU và Lambda có khả năng lây truyền và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng lại không dễ lây lan.
Chuyên gia về COVID-19 của WHO cho biết: Bằng chứng ban đầu về Omicron cho thấy biến thể này có một số lượng lớn các đột biến, làm tăng nguy cơ tái nhiễm so với các biến chủng virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền cao khác. Nói cách khác, những người đã từng nhiễm COVID và đã phục hồi có thể bị mắc bệnh lại với biến thể này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc-xin COVID-19 có hiệu quả chống lại cả biến thể Alpha và biến chủng Delta. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể đánh giá được hiệu quả của vắc-xin chống lại biến thể COVID Omicron mới này là như thế nào.
Giám đốc của Moderna cho biết hãng sản xuất vắc-xin này có thể tung ra một loại vắc-xin cải tiến chống lại biến thể Omicron coronavirus vào đầu năm tới. Các nhân viên của hãng đã bắt đầu nghiên cứu về biến thể mới này trước khi đưa ra kết luận liệu có cần công thức vắc-xin mRNA mới hay không, cũng như xác định khả năng bảo vệ của vắc-xin hiện tại trong thời gian tới.
Tóm lại, biến thể Omicron có nhiều đột biến nguy hiểm hơn rất nhiều so với biến chủng Delta. Vì thế, sau khi được tiêm phòng Covid - 19 bạn vẫn phải tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế đưa ra:
- KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế...). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác ít nhất 2m.
- KHÔNG TẬP TRUNG: không tập trung đông người.
- KHAI BÁO Y TẾ: Thực hiện khai báo Y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095, hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
Các tin khác
- MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG (11/01/2022)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ POLYP MŨI (05/01/2022)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ (31/12/2021)
- NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN (24/12/2021)
- NHỮNG HIỂU LẦM TAI HẠI VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT (03/12/2021)
- TÙY TIỆN SỬ DỤNG THUỐC BỔ NÃO, TIỀM ẨN NHIỀU NGUY CƠ XẤU (30/11/2021)
- KHI NÀO PHẢI CẮT AMIDAN? (29/11/2021)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRẺ EM ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN COVID - 19 (23/11/2021)
- ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT (22/11/2021)
- NHỮNG CĂN BỆNH DỄ MẮC VÀO MÙA ĐÔNG BẠN CẦN BIẾT (21/11/2021)