NHỮNG BIẾN CHỨNG KHÓ LƯỜNG CỦA VIÊM HỌNG CẤP Ở TRẺ EM
Viêm họng cấp nếu không được điều trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (ở trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
Mùa nắng nóng, trẻ dễ bị viêm họng cấp do dùng đồ uống quá lạnh nếu cùng một lúc trẻ chơi trước luồng gió xoáy vào hoặc ở trong phòng máy lạnh. Viêm họng cấp tính xảy ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên khi trẻ dùng các loại đồ uống quá lạnh thì rất dễ mắc viêm họng cấp tính. Viêm họng cấp nếu không được điều trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (ở trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
Viêm họng cấp trẻ em nên được phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị cụ thể
Nguyên nhân gây viêm họng cấp
- Nguyên nhân gây viêm họng cấp thường do vi khuẩn phế cầu, liên cầu hoặc một số vi khuẩn khác cư trú sẵn trong họng.
- Virus cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, thường là virus cảm cúm, sởi.
Bệnh viêm họng cấp thường xuất hiện khi:
- Tắm ở nơi gió lùa, tắm xong không lau khô người mà mặc quần áo ngay.
- Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là lúc giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng.
- Đang ở ngoài trời nóng vào phòng ngồi máy lạnh.
Dễ có biến chứng nguy hiểm
Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 – 40 độ C, ho, nghẹt mũi (một hoặc hai bên mũi), đau rát họng, quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bú ít. Với trẻ nhỏ khi viêm họng cấp mà sốt cao rất có thể bị co giật. Các trẻ lớn đã biết nói có thể sẽ kêu với bố mẹ là đau đầu, đau họng (nuốt đau), nghẹt mũi, ù tai, rát họng. Một số trẻ kêu bị đau nhức trong tai, kèm theo đó là chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn.
Nếu sờ vào vùng cơ ức đòn chũm, góc hàm có thể thấy xuất hiện viêm tấy hạch và đau. Viêm họng cấp nếu không được điều trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
Nguy hiểm nhất là những trẻ viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) có thể dẫn đến thấp tim, viêm cầu thận cấp. Viêm họng cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ đầu thì cũng rất dễ chuyển thành viêm họng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần.
Phòng khám Nhi khoa - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thiên Đức được biết đến với những trang thiết bị hiện đại và dịch vụ khám bé chất lượng cao cùng với các y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, luôn sẵn sàng phục vụ và tư vấn cho bệnh nhân. Sự thoải mái, nhanh chóng và hiệu quả mà đội ngũ Thiên Đức mang lại cho khách hàng hy vọng sẽ làm cho bạn cảm thấy thật sự hài lòng.
Các tin khác
- CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM HỌNG CẤP ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ (10/07/2019)
- NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SỨC KHỎE KHÔNG? (10/07/2019)
- NÊN HAY KHÔNG NÊN LẤY CAO RĂNG THƯỜNG XUYÊN (10/07/2019)
- 3 PHƯƠNG PHÁP CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG NGAY TẠI NHÀ (09/07/2019)
- ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ ĐỐI VỚI MẸ VÀ BÉ (09/07/2019)
- ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ (09/07/2019)
- DẤU HIỆU CƠ THỂ THIẾU VITAMIN (08/07/2019)
- CẢNH GIÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA VIÊM XOANG (08/07/2019)
- NHỮNG HIỂU BIẾT SAI LẦM VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT (07/07/2019)
- DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT VÀO MÙA (07/07/2019)