Tin tức

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

26/02/2020   2820 lượt xem

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một căn bệnh khá thường gặp ở đường tiêu hóa. Tại các quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 10% dân số. Tại Việt Nam, đây là bệnh đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa với tỷ lệ mắc là 26%.

1. Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày, tá trường

  • Đau bụng khó chịu: Cơn đau tức vùng bụng trên, đôi khi lan cả ra sau lưng là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày ban đầu.
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: Nguyên nhân do axit trong dạ dày tăng bất thường.
  • Buồn nôn: Viêm loét dạ dày làm mất cân bằng tiêu hóa gây nên triệu chứng buồn nôn.
  • Giảm cân đột ngột: Dạ dày hay tá tràng bị viêm loét ngăn chặn khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn khiến cân nặng của người bệnh giảm đột ngột.
  • Ăn không ngon: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp chính là đau sau khi ăn, điều này dẫn đến việc mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon.
  • Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng nôn ra máu kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào là biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng. Khi xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dạ dày tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Đi ngoài ra phân đen: Viêm loét khiến quá trình tiêu hóa không còn khả năng hoạt động bình thường gây nên chứng đi ngoài ra phân đen.
  • Mất ngủ: Hiện tượng bụng bị đầy hơi, ậm ạch khó tiêu nhất là về đêm điều này ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

  • Viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn quá cay, quá chua, thức ăn khó tiêu, không nhai kỹ thức ăn mà đã nuốt...
  • Uống nhiều rượu, bia, chè đặc, cà phê đặc...
  • Viêm loét dạ dày do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh
  • Do quá căng thẳng, stress, lo nghĩ nhiều...

3. Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên tắc

  • Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.

  • Nhai kỹ, ăn chậm.Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.

  • Không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm.

  • Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.

Thực phẩm nên ăn

  • Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.

  • Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).

  • Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.

  • Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).

  • Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).

Thực phẩm nên tránh

  • Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.

  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bong, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.

  • Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…

  • Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.

Thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường viêm loét dạ dày là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức hiện đang có gói khám sức khỏe dạ dày đại tràng, được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại, sẽ phát hiện sớm nhất dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, trên cơ sở đó đề ra phác đồ điều trị tối ưu nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900 969 638 hoặc 024 2214 7777 để được giải đáp và tư vấn.

  • Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.