BẢO VỆ SỨC KHỎE DÂN VĂN PHÒNG TRONG MÙA DỊCH COVID - 19

Tình hình dịch bệnh Covid - 19 ngày càng phức tạp khiến mọi người lo lắng, hoang mang trong đó có dân văn phòng. Đặc điểm chung phần lơn dân văn phòng là sinh h

1. Tự chuẩn bị cơm trưa văn phòng  Chuẩn bị cơm trưa tại nhà mang đến văn phòng trong mùa dịch thì giải pháp đúng đắn để hạn chế ra ngoài tối đa và tụ tập chỗ đông người. Chuẩn bị cơm tại nhà vừa sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lại vừa khẩu vị tránh trời nắng hay mưa rét ra ngoài vất vả để ăn trưa. Ngoài ra tiết kiệm chi phí, có nhiều thời gian nghỉ ngơi buổi trưa hơn để không làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc buổi chiều

Quan trọng nhất, trong mùa dịch COVID-19, đây là cách bảo vệ bản thân rất tốt trước nhiều nguy cơ lây lan. Chuẩn bị bữa trưa ăn ngay tại văn phòng giúp bạn không phải ra ngoài, hạn chế tụ tập chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc với người lạ, không phải dùng chung bát đũa với người khác. Không những thế, bạn có thể cân đối, điều chỉnh thực đơn mỗi ngày để đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cung cấp năng lượng cho ngày dài cũng như tăng cường khả năng của hệ miễn dịch. 

Bạn hãy chuẩn bị sẵn một hộp cơm, một bộ thìa đũa và chiếc túi đựng phục vụ cho việc mang cơm trưa mỗi ngày nhé. Để bữa cơm vẫn giữ được độ thơm ngon, ấm nóng từ sáng tới trưa, bạn nên mua những loại hộp cơm giữ nhiệt, hộp cơm có khả năng làm nóng lại thức ăn. 

2. Uống nhiều nước mỗi ngày

Theo các nghiên cứu khoa học, nước là một trong những thành phần quan trọng, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người. Bạn là dân văn phòng nên thường xuyên làm việc trong phòng điều hòa khiến cho cơ thể mất nước nhiều khiến khô da, khổ cổ họng,..Cổ họng khô sẽ khiến virus lây lan và xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể. Không những thế, thiếu nước cũng làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việc của bạn, khiến bạn sa sút tinh thần, mất tập trung, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. 

Việc uống nước mỗi ngày là rất cần thiết vì nó đem tới nhiều lợi ích tuyệt vời. Lượng nước bạn tiêu thụ mỗi ngày đóng vai trò lớn trong việc duy trì sức khỏe, giúp bạn có được làn da đẹp, sức khỏe dẻo dai. Nước còn giúp cơ thể thải độc hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. 

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả phòng tránh dịch bệnh tốt nhất, bạn lưu ý không dùng chung cốc, ống hút với người khác. Hãy tự chuẩn bị một chiếc bình đựng nước hay cốc riêng đặt trên bàn làm việc của mình! 

3. Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng Cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng là biện pháp hữu hiệu giúp bạn chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, đẩy lùi dịch bệnh. Để cải thiện hệ miễn dịch bạn cần có một chế độ ăn đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. 


Một số thực phẩm nên ăn để tăng sức đề kháng:

  • Rau, củ, quả có chứa các vitamin D, A và C như cam, quýt, bưởi, khoai lang, nghệ, gừng, tỏi, nấm, đu đủ,... 
  • Bột yến mạch có nhiều vitamin E và chất chống oxy hóa, tốt cho hệ miễn dịch - polyphenol. 
  • Thịt bò và một số loại thủy hải sản có vỏ như cua, sò, hàu, tôm hùm chứa nhiều kẽm, sắt, protein, vitamin A,...
  • Mỗi ngày nên uống một chút mật ong pha với chanh để cải thiện hệ miễn dịch do mật ong có khả năng kháng viêm, giảm nhẹ triệu chứng rát họng, ngứa họng
  • Sữa chua là món ăn lý tưởng cho hệ miễn dịch vì chúng có chứa rất nhiều men vi sinh có lợi, canxi, kali, vitamin D, các loại protein tốt cho sức khỏe. 
  • Ngoài các loại thực phẩm kể trên, bạn có thể sử dụng thêm những viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất, các loại thực phẩm chức năng tốt, chính hãng để nâng cao hiệu quả. 

4. Đeo khẩu trang đúng cách Các nhân viên văn phòng, những người phải tiếp xúc nhiều với người lạ cần đeo khẩu trang để ngăn chặn các giọt nước bọt có chứa virus của người mắc bệnh văng ra khi ho, hắt xì để hạn chế nguy cơ lây nhiễm
Đeo khẩu trang không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng. 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam, bạn chỉ cần sử dụng khẩu trang y tế khi có tiếp xúc với người bệnh hoặc những người bị nghi nhiễm bệnh. Khi dùng khẩu trang y tế, bạn phải tuân thủ những quy định chung như: Đeo đúng theo chỉ dẫn để che kín được phần mũi và miệng; chỉ sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy; không tái sử dụng khẩu trang y tế; tuyệt đối không sờ tay vào khẩu trang khi đeo, khi bỏ khẩu trang thì tháo từ hai bên dây vì cầm trực tiếp có thể làm bàn tay lây nhiễm virus;...

Các trường hợp khác có thể dùng loại khẩu trang vải thông thường, khẩu trang vải kháng khuẩn để phòng tránh, không bắt buộc phải sử dụng khẩu trang y tế. Lưu ý rằng, khẩu trang vải cũng cần thay mới thường xuyên và giặt sạch rồi mới tái sử dụng, không dùng một chiếc trong nhiều ngày. 

5. Rửa tay thường xuyên
Khi bạn tiếp xúc với các vật dụng trong nhà hay ngoài trời, sau khi đi vệ sinh,.. tay có rất nhiều virus, vi khuẩn độc hại. Do đó cần rửa tay, diệt khuẩn thường xuyên vì khi một hành động nhỏ đưa tay lên mặt mũi sẽ mang tác nhân gây bệnh vào cơ thể.

Rửa tay là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh ở hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Tất cả mọi người đều phải xây dựng cho mình kỹ năng, thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách mỗi ngày, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn,...

Rửa tay bằng nước không sẽ chưa đủ đảm bảo sạch sẽ, nước chỉ có khả năng rửa trôi những vết bẩn có thể nhìn thấy nhưng không diệt được hoàn toàn các loại vi khuẩn, virus có hại. Bạn phải rửa với xà phòng, nước rửa tay hoặc gel rửa tay khô có chứa cồn để tiêu diệt tận gốc các tác nhân gây bệnh.

Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là một phút. Rửa tay theo đúng cách Bộ Y Tế đã công bố, đối với nhân viên văn phòng rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay nhanh trước và sau khi rời khỏi nơi làm việc tránh lây nhiễm virus từ bên ngoài.

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.