NỘI SOI LẤY DỊ VẬT THỰC QUẢN, DẠ DÀY KHÔNG ĐAU, KHÔNG CHẢY MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC
Nội soi tiêu hóa được dùng để chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa. Ngoài ra còn mục đích can thiệp, qua đó tiến hành gắp các dị vật đường tiêu hóa, giun ký sinh trong ống tiêu hóa để điều trị bệnh.
Với kỹ thuật chuyên môn giàu kinh nghiệm, trang thiết bị đồng bộ hệ thống nội soi và chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao Bệnh viện ĐKQTTĐ đã thực hiện soi tiêu hóa gắp dị vật cho bệnh nhân Nam 31 tuổi địa chỉ tại Hà Nội nuốt phải dao cạo râu.
Theo lời kể, bệnh nhân tự nuốt vật lạ là dao cạo râu khi đang uống thuốc. Sau khi nuốt bệnh nhân tới bệnh viện thăm khám với tâm trạng lo lắng, đau tức nhẹ vùng thượng vị, không nôn.
Kết quả chụp X-quang cho thấy hình ảnh dị vật nằm ở vị trí dạ dày, kích thước khoảng 3cm.
Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu và hội chẩn chuyên khoa với kíp nội soi, các bác sĩ quyết định chỉ định nội soi tiêu hóa cấp cứu gắp dị vật cho bệnh nhân. Trong quá trình nội soi dạ dày bệnh nhân có nhiều thức ăn khó khảo sát dị vật, bác sĩ tiến hành bơm rửa, đẩy thức ăn. Sau 05 phút bác sĩ gắp an toàn ra dị vật là dao cạo râu mà
- Không gây đau nhức, khó chịu
- Không mất thời gian nằm viện
- Không gây chảy máu dạ dày thực quản
Tất cả mọi người không phân biệt tuổi và giới đều có thể bị mắc dị vật đường tiêu hóa, có thể do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt,… Với những dị vật có hình thù sắc nhọn có thể gây rách ống tiêu hóa, chảy máu, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tắc ruột...do đó mọi người hết sức cẩn trọng. Khi phát hiện bị mắc dị vật cần đến ngay các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín.
Chống chỉ định của nội soi can thiệp gắp dị vật trong ống tiêu hóa
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Nghi ngờ mắc hội chứng mạch vành cấp
- Bệnh nhân tăng huyết áp chưa kiểm soát được
- Nghi ngờ thủng tạng rỗng
- Nghi ngờ phình, tách động mạch chủ
- Bệnh nhân đang trong tình trạng suy hô hấp
- Bệnh nhân suy tim nặng
- Bệnh nhân rối loạn tâm thần không hợp tác
Chống chỉ định tương đối:
- Bệnh nhân bị tụt huyết áp HA tâm thu < 90mmHg.
- Bệnh nhân có nguy cơ cao: tuổi > 60, nghi ngờ có bệnh lý tim - phổi mạn tính cần làm thêm xét nghiệm điện tâm đồ và X quang tim phổi.
BỆNH VIỆN ĐKQT THIÊN ĐỨC - ĐỊA CHỈ TIN CẬY NỘI SOI TIÊU HÓA
- Đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm
- Phương pháp nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu hình ảnh bằng công nghệ hiện đại nhất cho phép quan sát cấu trúc vi mạch và bề mặt tổn thương rõ ràng
- Ống dây soi mềm, mỏng, nhẹ,…cam kết người bệnh không hề có bất kỳ cảm giác khó chịu nào.
- Nội soi cực kỳ an toàn, nhanh chóng, phù hợp với mọi đối tượng, cho kết quả chính xác nhất.
Các tin khác
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SIÊU ÂM Ổ BỤNG (19/05/2020)
- VIÊM XOANG CẤP TÍNH CÓ NGUY HIỂM? (18/05/2020)
- ĐAU ĐẦU KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM? (17/05/2020)
- TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG (15/05/2020)
- NGUYÊN NHÂN, PHÂN LOẠI, CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH ĐAU ĐẦU (14/05/2020)
- DỊ ỨNG THỜI TIẾT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (13/05/2020)
- NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP MÙA HÈ Ở TRẺ EM (12/05/2020)
- VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT QUAN TRỌNG CHO BÀ BẦU (11/05/2020)
- CÁCH PHÒNG BỆNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI TRONG MÙA HÈ (10/05/2020)
- NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN LƯU Ý TRONG THỜI TIẾT MÙA HÈ (05/05/2020)