NHỮNG LƯU Ý ĐỂ MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH

9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ là sự hình thành và quá trình phát triển của thai nhi, Trong suốt thời gian này, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kh

Hãy chú ý đến lượng thực phẩm mẹ dung nạp hằng ngày

Suốt thời gian trong bụng mẹ, hầu hết những thành phần dưỡng chất mà mẹ ăn hằng ngày sẽ được bé hấp thụ. Vì vậy, mẹ nên chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bản thân để đảm bảo mình đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và cho sự phát triển của bé.

Mẹ nên cân bằng lượng chất dinh dưỡng hấp thu để bảo đảm rằng bé đủ chất nhưng cũng không tăng cân quá mức sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé. Trung bình, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng từ 10 đến 15 kg trong suốt thai kỳ tùy theo thể trạng và BMI trước khi sinh.

Tốt nhất, trong khẩu phần ăn mỗi ngày, mẹ nên bảo đảm có đầy đủ các nhóm thực phẩm, ăn nhiều rau xanh và trái cây đồng thời tránh những loại thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.

Đồng thời mẹ bầu cũng cần bổ sung 5 dưỡng chất quan trọng không thể thiếu cho thai kỳ như sau:

Lợi khuẩn Probiotics: giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong suốt hơn 9 tháng mang thai đồng thời giúp bé có một đường ruột hoạt động tốt để khỏe mạnh, tránh đầy hơi, táo bón, đau bụng,… trong những năm tháng đầu đời.

Axit folic: giúp bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và tránh được các nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, phổ biến nhất là tật nứt đốt sống. Không những chỉ cần bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai, mẹ cần tiếp tục tiêu thụ khoảng 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày trong thời gian cho bé bú để giúp cơ thể thích nghi tốt với việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

Canxi: Bất cứ giai đoạn nào, bao gồm cả thời kỳ cho con bú, mẹ đều cần cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể để giúp bé yêu phát triển tốt hệ xương và răng, đồng thời ngừa loãng xương cho mẹ

DHA: loại axit béo omega-3 vô cùng quan trọng với tác dụng giúp phát triển trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ tốt cho trí não của trẻ mà DHA với đặc tính kháng viêm còn thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh của mẹ.

Sắt: Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Thiếu máu có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ như thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung vitamin hợp lý

Bổ sung vitamin và khoáng chất là một điều vô cùng quan trọng để có một thai kì khỏe mạnh. Song các mẹ cũng cần lưu ý bổ sung vừa đủ, tránh chuyện thừa hay thiếu một loại vitamin nào đó. Hãy đã trao đổi với bác sĩ trước khi mẹ muốn bổ sung một loại vitamin nào đó.

Thư giãn trong suốt thai kỳ

Khi mang thai, mẹ nên cố gắng tránh xa những căng thẳng vì trạng thái tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ hãy dành thời gian thư giãn nhẹ nhàng với những bài tập thể dục hay những bản nhạc dịu êm, tham gia các lớp học tiền sản, hoặc đơn giản là thủ thỉ tâm tình với bé…

Uống sữa

Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi nên việc mẹ uống sữa trong khi mang thai sẽ giúp bé hấp thụ được lượng canxi và vitamin cần thiết. 2 ly sữa mỗi ngày sẽ giúp mẹ bổ sung các dưỡng chất quan trọng, không chỉ để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp bé phát triển trí não từ trong bụng mẹ.

Tập thể dục

Những bài tập nhẹ nhàng dành riêng cho phụ nữ mang thai giúp mẹ giảm căng thẳng và áp lực, mang lại cho mẹ giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, khi tập thể dục lượng máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn, giúp mẹ hấp thu được nhiều oxy và dưỡng chất hơn để tốt cho cả mẹ và bé.

Chăm sóc hình ảnh của bản thân

Việc giữ cho mình một trạng thái gọn gàng, xinh đẹp sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy tự tin, vui vẻ và có tư tưởng thoải mái hơn rất nhiều.

text_related

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.