NÊM MUỐI VÀO ĐỒ ĂN DẶM CỦA TRẺ CÓ NÊN KHÔNG?

Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình ăn của bé vậy nên mẹ cần đặc biệt chú ý để bé vượt qua giai đoạn này một cách tốt nhất.

Tìm hiểu về ăn dặm

Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình ăn của bé.

Ăn dặm được xem là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc.

Ăn dặm là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, rau củ… Theo các bác sĩ chuyên gia thời điểm ăn dặm tốt nhất của trẻ thường là vào khoảng 4- 6 tháng tuổi. Trong độ tuổi này bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm

Theo các bác sĩ chuyên gia, thời điểm ăn dặm ở trẻ thường là vào khoảng 6 tháng tuổi. Khi tròn 6 tháng tuổi, bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, cần có thêm các điều kiện sau:

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
  • Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
  • Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
  • Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
  • Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Có cần nêm muối vào đồ ăn dặm cho trẻ?

Natri và Clo là thành phần chủ yếu có trong muối và là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng trong tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối. Nhưng việc bổ sung thế nào là đủ cho trẻ thì nhiều người còn đang băn khoăn hoặc bổ sung sai cách, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Như chúng ta đã biết, thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa trưởng thành như người lớn nên khả năng đào thải muối không tốt. Thận chỉ thực sự hoàn thiện chức năng sau 3 tuổi.

Việc nêm muối chỉ làm thận con bạn trở nên quá tải và nó phải tăng thải muối ra ngoài qua nước tiểu. Cũng giống như quan niệm sai lầm rằng nêm muối cho mấy đứa nhỏ ăn ngon là hoàn toàn sai. Nêm muối cho mấy đứa nhỏ thêm cứng cáp là càng sai thêm.

Các nghiên cứu đều ghi nhận vùng nào lượng NaCl tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ càng cao. 

Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau:

  • Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (<0.4g Natri)
  • 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)
  • 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)
  • 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)
  • Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)

Theo như cách tính này thì đứa bé 11 tuổi mới cần 1 muỗng nêm cà phê muối mỗi ngày mà thôi.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi chỉ cần 1 gram muối mỗi ngày. Nhưng mẹ không cần nêm thêm vì lượng muối này đã có sẵn trong sữa mẹ hay trong bột ăn dặm, sữa công thức hoặc trái cây...

 

Liên hệ để được tư vấn và đặt lịch khám: 1900 96 9638 hoặc 024 2214 7777.

 

text_related

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.