Tin tức

ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP

19/06/2018   12989 lượt xem

Điều trị và phòng bệnh viêm tụy cấp như thế nào để đạt hiệu quả?

Viêm tụy cấp (acute pancreatitis) là tình trạng tuyến tụy bị viêm đột ngột. Diễn biến bệnh có khi nhẹ, nặng hoặc rất nặng gây rối loạn chức năng nhiều cơ quan của cơ thể dẫn tới đe dọa mạng sống của người bệnh.

  • Ở các nước phương Tây, sỏi mật và uống rượu là nguyên nhân chính chiếm tới 80% các trường hợp viêm tụy cấp phải nhập viện. Tại Việt Nam, ngoài nguyên nhân do sỏi mật và uống nhiều rượu, bia còn có nguyên nhân thường gặp khác là giun chui ống mật - tụy.
  • Khi chẩn đoán xác định viêm tụy cấp, ta thực hiện các việc sau:
  1. Nguyên tắc.
  • Chống sốc nếu có.
  • Ức chế sự tiết dịch tuỵ, làm mất hoạt tính của dịch tuỵ đã bài tiết.
  • Bồi phụ nước và điện giải đảm bảo nhu cầu về năng lượng cho người bệnh.
  • Chống viêm nhiễm.
  • Điều trị triệu chứng.
  1. Điều trị.
  1. Điều trị nội khoa: Phải thực hiện sớm, theo dõi chặt chẽ.

Viêm tuỵ cấp không có sốc:

  • Nhịn ăn tuyệt đối
  • Đặt ống thông dạ dày hút dịch liên tục.
  • Điều chỉnh thể dịch, cân bằng điện giải theo tình trạng bệnh nhân và điện giải đồ.
  • Ringer lactat: 500 - 2000ml.
  • Glucose 5%: 500 - 2000ml.
  • Nếu giảm calci nhiều cho calci gluconat 10% (10 - 20ml) trong dịch truyền, giảm kali máu: cho kali clorua 20% (cho 2 - 3g/ ngày pha trong dung dịch truyền).

Hoặc Panangin 400mg/ 10ml tiêm truyền tĩnh mạch.

  • Cho thuốc ức chế bài tiết dịch tuỵ:
  • Cimetidin tiêm tĩnh mạch hay pha trong dịch truyền 600 - 1000 mg/ ngày, hoặc Ranitidin, Famotidin dạng tiêm, omeprazole dạng tiêm.
  • Somatostatin tổng hợp: Ostreotid acetat (Sandostatin).
  • Liều dùng 0,1 mg tiêm dưới da, ngày tiêm 0,1 - 0,3mg chia 2 - 3 lần Somatostatin (Somatin) ống tiêm 250mcg và 3mg là peptid vòng tổng hợp cấu trúc giống somatostatin tự nhiên.
  • Liều dùng 250mcg tiêm tĩnh mạch chậm 3 - 5 phút hoặc dùng 3mg + NaCl 0,9% 1000ml tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trong 12 giờ (3,5/kg/giờ)/.
  • Cho thuốc giảm đau:
  • Atropin 1/4 mg tiêm dưới da 1 - 2 mg chia 3 - 4 lần/ngày.
  • Visceralgin ống tiêm 5ml, liều dùng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch 1/2 - 2 ống/ngày.
  • Không nên dùng morphin vì gây co thắt mạnh cơ oddi.
  • Cho thuốc kháng sinh:
  • Ampicillin 500mg ống tiêm bắp, truyền tĩnh mạch, Gentamicin 80mg 1 ống tiêm bắp thịt.
  • Claforan, Cefobis, Rocephin tuỳ theo tình trạng nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ của bệnh nhân tính liều lượng và phối hợp kháng sinh khác.
  • Dùng các thuốc kháng enzym, làm mất hoạt tính của các men tuỵ đã bài tiết:
  • Contrykal 10.000 - 15.000 ATC tiêm tĩnh mạch chậm/ ngày.
  • Trasulol (Zymofren) 25.000 - 50.000 KIE hoà với dung dịch Levulose 5% tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch/ ngày, có thể giảm liều dần theo số lượng amylase, lipase trong máu.
  • Nếu có tổn thương thận phối hợp:
  • Chống suy thận có trường hợp phải chạy thận nhân tạo (xem bài điều trị suy thận cấp).
  • Đảm bảo dinh dưỡng bằng đường tiêm truyền trong suốt thời gian nhịn ăn: truyền glucose, acid amin, vitamin…
  • Chỉ cho ăn lại khi hết triệu chứng lâm sàng, số lượng amylase và lipase trong máu trở về gần bình thường, chế độ ăn từ thức ăn nhẹ ít đạm, mỡ, dễ tiêu hoá cho bệnh nhân thích nghi, sau đó tăng dần khối lượng và chất lượng thức ăn, nếu ăn bệnh nhân xuất hiện đau bụng cần ngừng ăn, điều trị bằng đường truyền.
  1. Điều trị ngoại khoa: Chỉ định phẫu thuật những trường hợp sau.
  • Viêm tuỵ cấp tính do chấn thương trong những ngày đầu để dẫn lưu.
  • Mổ thăm dò khi chưa chắc chắn viêm tuỵ cấp, nghi ngờ bệnh ngoại kha khác.
  • Mổ sỏi mật, cắt tùi mật, mở cơ thắt Oddi khi viêm tuỵ cấp do tắc nghẽn.
  • Nang giả tuỵ lớn, sau 6 tháng viêm tuỵ cấp không mất đi - doạ vỡ hoặc áp xe hoá.
  1. Phòng bệnh viêm tuỵ cấp.
  • Ở người béo, tuổi trung niên không nên uống rượu. Ăn uống không nên quá lạm dụng trong bữa ăn quá nhiều thịt mỡ.
  • Điều trị tích cực bệnh lý sỏi mật, giun chui ống mật, loét dạ dày tá tràng.