KHI NÀO CẦN CẮT AMIDAN?

Trẻ nhỏ bị viêm amidan cấp hoặc viêm amidan mạn tái phát nhiều lần thường ăn uống kém, sức khỏe giảm sút. Khi tình trạng buộc phải cắt amidan, điều mà các...

Amidan là gì?

Hình ảnh Amidan sưng viêm

Amidan là tổ chức nằm ở bên thành họng, giao điểm của đường ăn và đường thở nên có chức năng bảo vệ giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm Amidan?

1. Viêm họng

Viêm họng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan. Vi khuẩn, virus tấn công khu vực amidan sẽ nhanh chóng tích tụ ở họng và gây ảnh hưởng và gây viêm họng. Người bệnh có dấu hiệu đỏ và bị đau rát họng, nặng nhất là ở mức độ cấp tính.

2. Khàn giọng, sưng đau cổ họng

Hiện tượng tắc nghẽn cuống họng do viêm amidan sẽ khiến cho giọng nói của người bệnh bị khàn và tắc nghẽn hoàn toàn. Bệnh nhân có dấu hiệu mất giọng, biến đổi giọng nói, gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.

3. Đau nhức tai, xuất hiện đốm trắng trên amidan

Đau tai là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm amidan. Người bệnh thường xuyên có các triệu chứng ù tai, giảm thính lực và buốt tai khi amidan bị viêm.

Bên cạnh đó, tại vùng amidan còn xuất hiện các đốm, mảng trắng. Xuất hiện những mảng giả mạc trắng hay đốm trắng này được gọi là viêm amidan hốc mủ khiến cho hơi thở của người bệnh rất hôi.

4. Sốt cao

Người bệnh có thể bị sốt trên 38 độ C và sốt đột ngột, do phản ứng viêm của cơ thể. Tình trạng sốt có thể kéo dài 3-5 ngày tùy thể trạng bệnh ở mỗi người.

5. Hôi miệng, khó nuốt, thường xuyên khát nước

Dù bệnh nhân có tiến hành súc miệng, vệ sinh miệng thường xuyên trong ngày thì mùi hôi miệng vẫn còn tồn tại. Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, khó nuốt thức ăn.

Đặc biệt, người bệnh thường xuyên bị khát nước, uống nhiều nước nhưng vẫn khát. Bởi khi bị viêm amidan, cơ thể của bệnh nhân bị mất đi độ ẩm vốn có. Lúc này, vùng lưỡi và khoang miệng của bệnh nhân bị khô rát, khiến cho người bệnh phải uống nhiều nước để bù đắp lại lượng nước đã mất.

6. Dấu hiệu viêm amidan ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, triệu chứng viêm amidan biểu hiện rõ hơn ở người lớn. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại khiến cho phụ huynh nhầm lẫn với bệnh cảm cúm.

Khi nào cần cắt Amidan?

Phẫu thuật nội soi cắt Amidan và nạo VA tại BV ĐKQT Thiên Đức

Cắt amidan là cách điều trị hiệu quả nhất mà bác sĩ đưa ra cho người bệnh, với các trường hợp cụ thể như:

  • Amidan sưng to gây bít tắc đường thở, đường ăn của người bệnh.
  • Bác sĩ chẩn đoán bị nghi ngờ ung thư amidan.
  • Viêm amidan tái phát cấp từ 6 lần/năm trở lên, hoặc 3 lần/ năm trong 2 năm liên tiếp.
  • Viêm amidan tái phát cấp do liên cầu trùng kèm van tim hậu thấp ở người lớn hoặc ở trẻ nhỏ có tiền sử bị sốt cao co giật.
  • Viêm amidan mạn hoặc viêm amidan tái phát cấp ở người có mầm bệnh liên cầu trùng dùng thuốc không thành công.
  • Viêm amidan mạn điều trị bằng thuốc không có tác dụng, vẫn gây viêm họng, đau họng kéo dài kèm hơi thở có mùi hôi.
  • Viêm amidan mủ và từng phải nhập viện.
  • Viêm amidan gây biến chứng thành viêm cầu thận hoặc gây mưng mủ hạch cổ.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng cùng với các trang thiết bị hiện hiện đại được cập nhật không ngừng, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thiên Đức đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật nội soi cắt Amidan từ đơn giản đến phức tạp. Cam kết đem lại sự hài lòng nhất đến với khách hàng.

 

Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch: 1900 96 96 38 hoặc Hotline 024 2214 7777

 

 

text_related

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.